Đánh trọng âm là phần bài tập có trong đề thi Tiếng Anh Đại Học (THPT) mà bạn cần nắm vững do đây là phần dễ để gỡ điểm. Dưới đây là tổng hợp các mẹo quy tắc đánh trọng âm – ngữ âm đầy đủ dễ nhớ nhất, sau khi học xong phần lí thuyết các bạn có thể ôn luyện qua các bài tập có đáp án để nắm vững phần kiến thức này, đạt điểm tối đa dạng bài này.
Bài tập tập trọng âm
- 40 Bài tập phát âm và trọng âm Tiếng Anh (có đáp án và giải thích chi tiết)
- 97 Bài tập câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Anh chuyên đề ngữ âm có đáp án
- 102 Bài tập Tiếng Anh có đáp án chuyên đề ngữ âm
- 485 Bài tập Tiếng Anh có đáp án chuyên đề ngữ âm – trọng âm
- 84 Bài câu hỏi trắc nghiệm ngữ âm – trọng âm có đáp án và giải thích chi tiết
Quy tắc đánh trọng âm
Quy tắc 1: Động từ 2 âm tiết
Hầu hết các động từ có 2 âm tiết có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Khi đọc từ lên bạn sẽ dễ nhận thấy âm tiết thứ 2 sẽ được nhấn mạnh và vì thế sẽ được nhấn vào âm thứ 2
Ví dụ:
- be’gin, be’come, for’get, en’joy, dis’cover, re’lax, de’ny, re’veal,…
NOTE: Nhưng vẫn có ngoại lệ nha đặc biệt là với từ vừa là động từ vừa là danh từ
‘answer, ‘enter, ‘happen, ‘offer, ‘open…
Quy tắc 2: Danh từ 2 âm tiết
Cũng giống như động từ, danh từ khi đọc lên nếu chú ý bạn sẽ thấy âm thứ nhất sẽ được đọc là các âm mạnh hơn các âm thứ hai => Danh từ thường được đọc trọng âm vào âm thứ 1
Ví dụ:
- ‘children, ‘hobby, ‘habit, ‘labour, ‘trouble, ‘standard…
Ngoại lệ: Khi có các tiền tố như “mis”, “un”, “in” thì trọng âm luôn được đặt vào âm thứ 2. Ngoài ra còn các từ thường bắt đầu bằng “a”…..
Ví dụ:
- ad’vice, ma’chine, mis’take…
Quy tắc 3: Tính từ 2 âm tiết
Tương tự như danh từ, tính từ thường nhận trọng âm vào âm thứ nhất. Đặc biệt các từ kết thúc bằng đuôi “ic”, “y”, “al”…
Ví dụ:
- ‘basic, ‘busy, ‘handsome, ‘lucky, ‘pretty, ‘silly…
Quy tắc 4: Động từ ghép, các tiền tố thường không bao giờ nhận trọng âm vào nó
Ví dụ:
- be’come, under’stand,….
Quy tắc 5: Các từ có các đuôi “sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self” thì trọng âm thường rơi vào các âm này
Ví dụ:
- e’vent, sub’tract, pro’test, in’sist, main’tain, my’self, him’self …
Quy tắc 6: Hầu như trọng âm không rơi vào tiền tố
Ví dụ:
- dis’cover, re’ly, re’ply, re’move, des’troy, re’write, im’possible, ex’pert, re’cord, …
Ngoại lệ: ‘underpass, ‘underlay…
Quy tắc 7: Các từ chứa hậu tố ment, ship, ness, er/or, hood, ing, en, ful, able, ous, less thì trọng của từ là trọng âm của từ gốc
Ví dụ:
- ag’reement, ‘meaningless, re’liable, ‘poisonous, ‘happiness, re’lationship, ‘neighbourhood
ex’cite – ex’citing …
Quy tắc 8: Từ chứa hậu tố “ee, eer, ese, ique, esque, ain” thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó
Ví dụ:
- ag’ree, volun’teer, Vietna’mese, re’tain, main’tain, u’nique, pictu’resque, engi’neer…
Ngoại lệ: com’mittee, ‘coffee, em’ployee…
Quy tắc 9: Từ có hậu tố “ic, ish, ical, sion, tion, ance, ence, idle, ious, iar, ience, id, eous, acy, ian, ity”
thì trọng âm rơi vào âm tiết liền trước nó.
Ví dụ:
- eco’nomic, ‘foolish, ‘entrance, e’normous …
Note : ‘television …..
Quy tắc 10: Danh từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. Các danh từ phía sau chỉ bổ trợ cho danh từ chính phía trước.
Ví dụ:
- ‘birthday, ‘airport, ‘bookshop, ‘gateway, ‘guidebook, ‘filmmaker,…
Quy tắc 11: Tính từ ghép giống với danh từ ghép. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Ví dụ:
- ‘airsick, ‘homesick, ‘carsick, ‘airtight, ‘praiseworthy, ‘trustworth, ‘waterproof, …
Quy tắc 12: Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ hoặc thành phần thứ hai có tận cùng là “ed” trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2.
Ví dụ:
- bad-‘tempered, ,short-‘sighted, ,ill-‘treated, ,well-‘done, well-‘known…
Quy tắc 13: Những từ có tận cùng là: “–graphy, -ate, –gy, -cy, -ity, -phy, -al” trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên
Ví dụ:
- eco’nomical, de’moracy, tech’nology, ge’ography, pho’tography, in’vestigate, im’mediate,…
Quy tắc 14: Các từ nhiều âm tiết có chứa âm ơ ngắn thì trọng âm không vào ơ
Các (v) nhiều âm tiết chứa các âm ơ (ngắn), âu, i (ngắn) thì trọng âm không vào từ này