Mục lục
Tiếp tục loạt bài hướng đẫn tự học Tiếng Anh ôn thi THPT Quốc Gia, Thích Tiếng Anh chia sẻ “Hướng dẫn cách làm bài tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa trong Tiếng Anh ôn thi THPT Quốc Gia“. Bài này sẽ đưa ra phương pháp làm dạng bài tập tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa trong đề thi THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh, các bước làm, mẹo làm dạng bài này hiệu quả, cách học từ vựng Tiếng Anh, giúp bạn chinh phục dạng bài tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa đạt kết quả cao.
Bài tập đồng nghĩa trái nghĩa thường là câu phân loại học sinh vì bài tập này yêu cầu kiến thức từ vựng rộng cũng như khả năng loại trừ đáp án, dịch câu đoán nghĩa.
Bài tập này trong đề thường có thêm ít nhất 1 đáp án chứa từ khó, nhằm mục đích phân loại thí sinh, khiến thí sinh bối rối trong việc chọn đáp án. Vì vậy, ta cần có chiến thuật phù hợp để đối phó với dạng bài này. Sau đây là 2 bước cơ bản các bạn nên đi theo
- Bước 1: Đọc đề, xác định nét nghĩa cần tìm
- Bước 2: Suy đoán và loại trừ các đáp án
I. Hướng dẫn làm bài tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa
Bước 1: Đọc đề và xác định nét nghĩa cần tìm
Bước đầu tiên quan trọng nhất khi làm dạng bài này đó là đọc đề, xác định yêu cầu của để và nét nghĩa cần tìm.
- Đọc đề để biết đề yêu cầu ĐỒNG NGHĨA (Synonym/ closet meaning) hay TRÁI NGHĨA (Antonym/ opposite). Sẽ thật tiếc nếu bạn dịch được đề và biết nghĩa cá đáp án nhưng lại chọn nhầm đáp án đồng nghĩa trong khi đề yêu cầu trái nghĩa và ngược lại.
- Đọc đề để đoán nghĩa từ gạch chân. Bởi một từ tiếng Anh thường có nhiều hơn một nét nghĩa, nên việc đọc đề giúp chúng ta xác định trong câu đó từ đó mang nét nghĩa gì. Điều này rất quan trọng, bởi từ đồng nghĩa cần tìm là từ có thể thay thế Từ in đậm trong ngữ cảnh câu đó, chứ không thuần tuy là đồng nghĩa với từ đó.
Bước 2: Suy đoán và loại trừ
Thường thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Thứ nhất, từ in đậm quen thuộc và dễ đoán nghĩa, nhưng đáp án lại có nhiều hơn 2 từ lạ.
- Thứ hai, từ in đậm lạ, chưa gặp bao giờ; tuy nhiên, đáp án lại có những từ thông dụng.
Mặc kệ là có bao nhiêu từ lạ, việc chúng ta cần làm là xác định nét nghĩa cần tìm (nhờ BƯỚC 1). Khi đó, ta xét các từ đã biết nghĩa trước (ở cả từ im đậm và đáp án), mình có 2 mẹo loại trừ dành tặng cho các bạn:
- Loại trừ các đáp án trái nghĩa nếu đề yêu cầu đồng nghĩa (và ngược lại)
- Loại trừ các đáp án có mặt chữ gần giống với từ in đậm
Ví dụ: từ tin đậm là “Professional” => Các đáp án: Profession, Prosocial, Proposal,… có thể được loại bỏ đầu tiên dù em không biết nghĩa các từ này.
Cơ sở của lựa chọn này rút ra từ kinh nghiệm của riêng mình, bởi các từ đồng nghĩa/ trái nghĩa thường sẽ ít có cùng mặt chữ như vậy.
II. Cách học từ vựng Tiếng Anh hiệu quả
Đôi dòng chia sẻ về cách học từ mới Tiếng Anh của bản thân
Vừa rồi là một số “mẹo” nhỏ nhỏ để “dùng tạm” trong phòng thi. Tuy nhiên, cách an toàn và chắc chắn nhất vẫn là biết càng nhiều từ càng tốt.
Sau đây mình xin chia sẻ cách học từ mới của bản thân
1.Học theo nét đồng nghĩa chung và đồng nghĩa
Trong khi các Thành ngữ (Idioms), Từ vựng (Vocabulary), Cụm động từ (Prasal Verbs) là một mảng khá rộng và khó nhớ, việc học từ sẽ dễ dàng hơn chút nếu chúng ta học chúng theo nét nghĩa chung và các đồng nghĩa của chúng.
Tuy nhiên, hãy tập trung học các nét nghĩa thông dụng, hay xuất hiện trong đề thi.
Ví dụ:
- originate from = derive from = emerge from = spring from = stem from = arise from = hail from = come from: bắt nguồn từ
- by design = on purpose = purposedly = intentionally = deliberately: cố tình
Trái nghĩa với: by chance = by mistake = by coincidence = accidentally = coincidentally = unintentionally = in error : tình cờ
Tìm những từ như trên ở đâu? Hãy tra các từ các bạn gặp trong đề thi thử, đề thi các năm trước, hoặc đề cương tổng hợp thầy cô phát cho mình. Về việc tìm những đồng nghĩa – trái nghĩa ở đâu, các từ điển đổng nghĩa như Thesarus.com sẽ giúp bạn điều này.
Học từ theo nét nghĩa chung có một lợi thế là ta không cần nhớ máy móc từ này nghĩa này từ kia nghĩa kia, mà tất cả các từ học được đều biểu thị một nét nghĩa.
Hãy thử ghi những từ này ra giấy nhớ, hoặc những quyển sổ tay nhỏ, và xem lại chúng mỗi khi rảnh.
Khi đã nhớ được tạm tạm, bạn có thể chuyển qua học “họ từ” (Word family) tiếp theo, sau đó trở lại ôn những từ học được từ trước.
2. Đặt câu
Nếu cách ghi lý thuyết làm bạn thấy “khó nuốt”, hãy thử đặt câu với những từ mới học được này.
Việc đặt câu có thể là 1 câu tiếng Anh, hoặc tham khảo cách học Half Việt- Nửa English, tức là đặt
câu tiếng Việt có chèn cụm từ cần học bằng tiếng Anh và ngược lại.
Ví dụ:
Bạn muốn học thành ngữ “Hit the roof”: nối cáu
Cách 1: Đặt câu tiếng Anh: Dad will hit the roof when he finds out I broke the window.
Cách 2: Đặt câu tiếng Việt: Bố mình sẽ hit the roof nếu biết mình được “trứng ngỗng” môn Anh mất.
Câu đã đặt có thể viết vào giấy nhớ hay cuốn sổ kể trên, hoặc post Facebook để chế độ “Only Me” cũng là một cách hay nữa nè.
Nếu bạn có một “partner” cùng học từ mới, hãy thử “tự chế” những đề điền từ và trao đổi chéo cho nhau. Điều này góp phần làm việc học từ mới bớt nhàm chán đó.
3. Ứng dụng học từ vựng Tiếng Anh
Thời đại công nghệ cho chúng ta nhiều cách để việc học bớt nhàm chán. Có rất nhiều ứng dụng học từ, sau đây mình xin gợi ý một vài ứng dụng mình đã dùng:
- Leerit
- Minder
- Quizlet
- Memrise
- Duolingo
- Rosetta Stone
Một số ứng dụng có tính một chút phí, nhưng chúng đều là những ứng dụng khá chất lượng và tiện dụng. Chúc bạn học từ mới vui vẻ.
Vui lòng tôn trọng công sức của người viết, ghi nguồn khi sử dụng nội dung: Mira Vân – thichtienganh.com
Bài tập bổ sung
- 100 Bài tập câu đồng nghĩa Tiếng Anh – Cô Hoàng Xuân
- 465 Bài tập Tiếng Anh có đáp án chuyên đề tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa
- 49 Câu bài tập tìm từ đồng nghĩa trong Tiếng Anh có đáp án chi tiết
- 68 bài tập tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa chọn lọc từ đề thi Tiếng Anh 2018
- 70 Câu bài tập chọn câu đồng nghĩa trích từ đề thi Tiếng Anh 2018
- 150 Bài tập đồng nghĩa trái nghĩa sát sgk
Mira Vân – thichtienganh.com
Thích Tiếng Anh chia sẻ “Hướng dẫn cách làm bài tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa trong Tiếng Anh ôn thi THPT Quốc Gia“