Mục lục
Vị trí thuộc ngữ và vị trí vị ngữ
Vị trí thuộc ngữ và vị trí vị ngữ (Attributive and predicative position)
Vị trí thuộc ngữ
Vị trí thuộc ngữ (attributive position): đứng trước danh từ.
Ví dụ:
- The neww secretary doesn’t like me. (Người thư kí mới không thích tôi.)
- He is an intelligent student. (Anh ta là một học sinh thông minh.)
Vị trí vị ngữ
Vị trí vị ngữ (predicative position): đứng sau các hệ từ (linking verbs) be (thì), feel (cảm thấy), seem (có vẻ, dường như), look (trông có vẻ), become (trở nên), get (trở nên), sound (nghe có vẻ), taste (có vị), smell (có mùi), appear (hình như, có vẻ)
Ví dụ:
- The children seemed happy. (Trông bọn trẻ có vẻ rất vui.)
- This dress is new, isn’t it? (Chiếc áo đầm này mới, phải không?)
- It’s getting cold. (Trời đang chở lạnh.)
- She appeared very confident. (Cô ấy có vẻ rất tự tin)
Lưu ý: Phần lớn tính từ đều có thể đứng ở cả hai vị trí – trước danh từ và sau hệ từ (linking verbs – be, seem become, look, get,…)
Ví dụ:
- He’s a rich businessman. (Ông ấy là một thương gia giàu có.)
- Or: He’s very rich. (Ông ấy rất giàu.)
- Claire’s got a new car. (Claire có xe hơi mới.)
- Or: Claire’s car is new. (Xe hơi của Claire thì mới.)
Nhưng có một số tính từ chỉ có thể được dùng ở một vị trí trong câu:
Một số tính từ chỉ có thể đứng trước danh từ như: main (chính), chief (chính, chủ yếu), indoor (trong nhà), outdoor (ngoài trời), elder (hơn tuổi, lớn hơn), eldest (lớn tuổi nhất), only (duy nhất), former (trước, cũ), upper (bên trên), outer (bên ngoài
Ví dụ:
- Be careful crossing the main road. (Hãy cẩn thận khi băng qua con đường chính.)
- The only problem is I’ve got no money. (Vấn đề duy nhất là tôi không có tiền.)
Một số tính từ chỉ có thể dùng sau hệ từ (linking verbs):
- tính từ bắt đầu bằng a-: asleep (đang ngủ), afraid (sợ), alike (giông nhau), awake (thức), alone (một mình), alive (còn sống), ashamed (hổ thẹn), afloat (nổi), aware (hiểu), alight (cháy).
- tính từ khác: ill (ốm), well (khỏe), content (hài lòng), unable (không có khả năng), fine (khỏe), glad (vui mừng), upset (làm khó chịu), exempt (miễn trừ)
Ví dụ:
- The baby is asleep. (Em bé đang ngủ)
- But: a sleeping baby (một e bé đang ngủ) [NOT an asleep baby]
- Vicky looked ill. (Vicky có vẻ đang bệnh)
- But: Nurses look after sick people. (Y tá chăm sóc những người bệnh) [NOT ill people]e
- He was afraid. (Anh ta sợ hãi)
- But: frightênd children. (những đứa trẻ hoảng sợ) [NOT afraid children]
Tính từ thuộc ngữ đứng sau danh từ
Tính từ thuộc ngữ đứng sau danh từ (Attributive adjectives after nouns), Tính từ có thể đi sau danh từ mà nó bổ nghĩa trong các trường hợp sau:
Tính từ được dùng để bổ nghĩa cho các đại từ bất định: something, anything, nothing, everything, someone, anyone, somewhere, v.v.
Ví dụ:
- Did you meet anyone interesting at the party? (Tại bữa tiệc đó anh có gặp người nào làm cho anh cú ý không?)
- Let’s go somewhere quiet. (Chúng ta hãy đến nơi nào đó yên tĩnh đi.)
- I have something important to tell you. (Tôi có việc này quan trọng muốn nói với bạn)
Tính từ được dùng trong các cụm từ diễn đạt sự đo lường (chiều dài, chiều cao, tuổi tác, …)
Ví dụ:
- This table is two meters long. (Cái bàn này đài 2 mét.)
- The lake is five meters deep. (Hố sâu 5 mét)
- My daughter is six years old. (Con gái tôi 6 tuổi)
Hai hoặc nhiều tính từ được nối với nhau bằng chữ and hoặc but và cùng bổ nghĩa cho một danh từ.
Ví dụ:
- He is a writer both witty and wise. (Ông ta là nhà văn vừa dí dỏm vừa lịch duyệt)
Tính từ tận cùng bằng –able và –ible. (Tính từ này cũng có thể dùng trước danh từ).
Ví dụ:
- The dish is made with ingredients available in most supermarkets. (Món ăn này được làm từ các thành phần có thể mua hầu hết ở các siêu thị.)
- It’s the only solution possible. (Đó là giải pháp duy nhất có tính khả thi.)
- I’d like to speak to person responsible. (Tôi muốn nói chuyện với người có trách nhiệm.)
Động từ + tân ngữ + tính từ (Verb + object + adjective)
Một vị trí khác nữa của tính từ là đứng sau tân ngữ trong cấu trúc động từ + tân ngữ + tính từ.
Ví dụ:
- The students made their teacher angry.