Đáp án đề thi chính thức Tiếng Anh THPT 2024🤩

Hướng dẫn làm dạng bài tìm câu gần nghĩa

Dạng bài tìm câu gần nghĩa là một trong những phần lấy điểm cao trong đề thi THPTQG tiếng Anh. Dạng bài này chiếm 3 trong số 50 câu hỏi mà các thí sinh phải trải qua. Hôm nay, hãy cùng Thích Tiếng Anh tìm hiểu những bí quyết đạt trọn vẹn điểm cho dạng bài này.

Đề bài câu hỏi tìm câu gần nghĩa trong đề thi có dạng như thế nào?

(trích đề thi minh họa THPT môn tiếng Anh - năm 2023)

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.

Question 26: It is compulsory for all road users to follow the traffic rules.

A. All road users needn't follow the traffic rules. B. All road users shouldn't follow the traffic rules. C. All road users must follow the traffic rules. D. All road users may follow the traffic rules.

Question 27: I last heard from him five years ago.

A. I heard from him for five years. B. I didn't hear from him for five years. C. I haven't heard from him for five years. D. I have heard from him for five years.

Question 28: "Where are you going this weekend?" asked my sister.

A. My sister asked me where I am going that weekend. B. My sister asked me where am I going that weekend. C. My sister asked me where I was going that weekend. D. My sister asked me where was I going that weekend.

Hướng dẫn làm dạng bài tìm câu gần nghĩa.

Các bước chi tiết làm dạng bài tìm câu gần nghĩa trong đề thi THPT Quốc gia.

Bước 1: Đọc và phân tích đề bài.

Xác định các thành phần chính của câu gốc: chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, trạng ngữ,...

Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu gốc: câu đơn, câu ghép, câu chủ động, câu bị động,...

Bước 2: Áp dụng kiến thức ngữ pháp để tìm đáp án phù hợp.

Chuyển đổi cấu trúc câu: câu chủ động sang câu bị động, câu trực tiếp sang câu gián tiếp,...

Thay đổi từ ngữ: sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, thay đổi dạng động từ,...

Sử dụng các cấu trúc ngữ pháp khác: mệnh đề quan hệ, mệnh đề chỉ mục đích,...

Bước 3: Kiểm tra lại đáp án.

Đảm bảo câu viết lại có nghĩa tương đương với câu gốc.

Kiểm tra lỗi ngữ pháp, chính tả.

Một số cấu trúc câu thường được sử dụng để viết lại câu mang nghĩa không đổi bao gồm:

Câu chủ động - bị động.

Câu chủ động là câu văn có chủ ngữ là chủ thể thực hiện một hành động gì đó tác động vào một tân ngữ. Cấu trúc câu chủ động: S + V + O

Câu bị động là câu văn có chủ ngữ là tân ngữ trong câu chủ động; tân ngữ đó bị tác động bởi hành động của một chủ thể. Cấu trúc câu bị động : Subject + be + V-ed / V3 + by + someone…

Lưu ý: Động từ “be” sẽ thay đổi dựa vào thì của động từ trong câu chủ động. Nếu trong câu có sử dụng động từ khiếm khuyết (can, should, must,…) thì “be” giữ nguyên sau động từ khiếm khuyết đó.

Ví dụ:

My father punished my brother for playing video games all the night (Bố tôi đã phạt em trai tôi vì chơi điện tử cả đêm)

=> My brother was punished by my father for playing video games all night. (Em trai tôi bị phạt bởi bố tôi vì chơi cả buổi tối)

Câu trực tiếp - gián tiếp.

Câu trực tiếp là câu nhắc lại chính xác từng từ của người nói. Câu gián tiếp là câu diễn đạt lại ý của người nói mà không cần chính xác từng từ và không sử dụng các dấu ngoặc kép như trong câu trực tiếp.

Ví dụ:

She said “I am sleeping when you knock the door”. (Cô ấy nói “Tôi đang ngủ thì bạn gõ cửa”.)

=> She said (that) she was sleeping when I knocked the door.(Cô ấy nói rằng cô ấy đang ngủ thì tôi gõ cửa.)

Lưu ý: Khi chuyển đổi từ câu trực tiếp (direct speech) sang câu tường thuật (reported speech), các động từ tường thuật thường thay đổi để phù hợp với ngữ cảnh trong câu tường thuật. Các thay đổi này bao gồm thì, các đại từ, và những từ chỉ thời gian trong câu.

Về động từ:

Về trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn, đại từ chỉ định:

Câu đảo ngữ

Cấu trúc đảo ngữ (Inversion) là hình thức đảo ngược vị trí của trạng từ và trợ động từ lên đầu câu, đứng trước chủ ngữ. Câu đảo ngữ thường được sử dụng với mục đích nhấn mạnh vào hành động, tính chất của chủ ngữ, đồng thời làm tăng tính biểu cảm của câu.

Các cấu trúc đảo ngữ dùng để viết lại câu thường gặp gồm:

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1, loại 2, loại 3:

  • Loại 1:
Should + S1 + (not) V(inf)/V-s/es , S2 + will/may/… + V(inf)
  • Loại 2:
Were + S1 + (not) O, S2 + would/might + V(inf)
Were + S1 + (not) to V(inf), S2 + would/might + V(inf)
  • Loại 3:
Had + S1 + (not) V3/V-ed, S2 + would + have + V3/V-ed

Đảo ngữ với so và such:

So + Adj / Adv + V + S + that + S + V
Such + V (to be) + N + that + S + V
  • Đảo ngữ với trạng từ chỉ tần suất: hardly / never / rarely / seldom …
Hardly / Never / Rarely / Seldom… + trợ động từ + S + V

Đảo ngữ với not only … but also…

Not only + trợ động từ + S + V, but + S + also + V

Ví dụ:

  • Never have I listened to such a good song. (Chưa bao giờ tôi nghe một bài hát hay như thế.)
  • Hardly does she stay up late. (Cô ấy hiếm khi thức khuya.)

Câu điều kiện.

Câu điều kiện (Conditional sentences) là dạng câu sử dụng để diễn tả một giả thiết về một sự việc có thể xảy ra khi có một điều kiện cụ thể nào đó xảy ra.

Một câu điều kiện thường có cấu trúc gồm hai mệnh đề: Mệnh đề “if” - mô tả tình huống có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Và mệnh đề còn lại được gọi là “mệnh đề chính” – thể hiện kết quả kéo theo.

Trong dạng bài tìm câu gần nghĩa trong đề thi THPTQG, một số điều thí sinh cần lưu ý để nắm chắc điểm cho phần này:

  • Ta sử dụng câu điều kiện loại 0 để diễn đạt một sự thật hiển nhiên, một chân lý.
  • Ta sử dụng câu điều kiện loại 1 để diễn đạt sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
  • Ta sử dụng câu điều kiện loại 2 để diễn đạt sự việc không có thật, không thể xảy ra, giả định kết quả nếu có thể xảy ra.
  • Ta sử dụng câu điều kiện loại 3 để diễn đạt sự việc đã không xảy ra trong quá khứ.

Ví dụ:

You should not buy this dress.

→ If I were you, I wouldn’t buy this dress. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không mua cái váy ấy.)

Động từ khiếm khuyết (Modal verbs).

Câu đồng nghĩa còn có thể được viết lại bằng cách sử dụng các động từ khiếm khuyết. Các dấu hiệu, từ vựng nhận biết như sau:

  • Ta sử dụng must (phải làm gì) khi đề bài từ chỉ sự bắt buộc như: compulsory, obligatory, obligation, mandatory, required, imperative,…
  • Ta sử dụng should had better (nên làm gì) khi đề bài có từ chỉ sự khuyên nhủ: advise, recommend, suggest, advisable,…
  • Ta sử dụng may, might (có lẽ), can, could (có thể) khi đề bài có những từ khả năng: able, capable,…

Ví dụ:

It is possible that Minh will go on a picnic with us. (Có thể Minh sẽ đi picnic với chúng ta.)

→ Minh may go on a picnic with us. (Minh có thể đi picnic với chúng ta.)

Bài tập áp dụng.

Exercise 1. (Đề thi THPTQG môn tiếng anh năm 2023 - mã 401) Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.

Question 28: Mark started learning Spanish seven years ago.

A. Mark has learned Spanish for seven years.
B. Mark has started learning Spanish since seven years.
C. Mark has learned Spanish since he was seven years old.
D. Mark started learning Spanish when he was seven years old.

Question 29: "I helped the old lady cross the road," said the teacher.

A. The teacher said I helped the old lady cross the road.
B. The teacher said she helped the old lady cross the road.
C. The teacher said she would help the old lady cross the road.
D. The teacher said she had helped the old lady cross the road.

Question 30: Students are not allowed to bring food into the computer room.

A. Students wouldn't bring food into the computer room.
B. Students won't bring food into the computer room.
C. Students mustn't bring food into the computer room.
D. Students needn't bring food into the computer room.

Đáp án:

Question 28: A. Mark has learned Spanish for seven years.

Bước 1. Đọc đề và xác định đây là cấu trúc viết lại câu với thì hiện tại hoàn thành.

Bước 2. Ta có cấu trúc: S + have/has + PII + for + khoảng thời gian = S + started + Ving + khoảng thời gian + ago, để diễn đạt ai đó đã làm gì trong bao lâu.

Dịch:

Câu hỏi: Mark bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha bảy năm tước.

→ Đáp án A: Mark đã học tiếng Tây Ban Nha trong bảy năm.

Câu 29: D. The teacher said she had helped the old lady cross the road.

Bước 1. Đọc đề và xác định đây là câu gián tiếp (Indirect speech) dạng trần thuật.

Bước 2. Áp dụng kiến thức ngữ pháp phần câu gián tiếp, ta cần lùi thì động từ từ quá khứ đơn “ helped” thành quá khứ hoàn thành “had helped”, đổi đại từ nhân xưng “I” thành “she”.

Dịch:

Câu hỏi: Cô giáo nói: "Tôi đã giúp bà cụ qua đường”.

→ Đáp án D: Cô giáo nói rằng cô ấy đã giúp bà cụ qua đường.

Câu 30: C. Students mustn’t bring food into the computer room.

Bước 1. Đọc đề và xác định đây kiến thức thuộc phạm vi động từ khuyết thiếu (Modal verbs).

Bước 2. Áp dụng kiến thức ngữ pháp:

Cấu trúc S + tobe + not + allowed to V = S mustn’t + Vo: ai đó bị cấm không được làm gì.

Dịch:

Câu hỏi: Học sinh không được cho phép mang thức ăn vào phòng máy tính.

→ Đáp án C: Học sinh không được mang thức ăn vào phòng máy tính.

Exercise 2. (Đề thi THPTQG môn tiếng anh năm 2022 - mã 401) Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.

Question 43: She last watched TV a long time ago.

A. She hasn't watched TV for a long time.
B. She didn't watch TV for a long time.
C. She won't watch TV for a long time.
D. She has watched TV for a long time.

Question 44: "My friend gave me some candies," said Tom.

A. Tom said that his friend had given him some candies.
B. Tom said that my friend gives me some candies.
C. Tom said that my friend gave me some candies.
D. Tom said that his friend gives him some candies.

Question 45: It is possible that she will come with us.

A. She couldn't come with us.
C. She must come with us.
B. She shouldn't come with us.
D. She may come with us.

Đáp án:

Question 43: A. She hasn't watched TV for a long time.

Bước 1. Đọc đề và xác định đây là cấu trúc viết lại câu với thì hiện tại hoàn thành. Bước 2. Áp dụng cấu trúc: “S + have/has + PII + for + khoảng thời gian = S + started + Ving + khoảng thời gian + ago”

Dịch:

Câu hỏi: She last watched TV a long time ago. (Lần cuối cô ấy xem TV là rất lâu về trước”.)

→ Đáp án A. She hasn't watched TV for a long time. (Cô ấy đã không xem TV trong một khoảng thời gian dài.)

Question 44: A. Tom said that his friend had given him some candies.

Bước 1. Đọc đề và xác định đây là dạng chuyển từ trực tiếp về gián tiếp. Bước 2. Áp dụng kiến thức câu gián tiếp, động từ trong đề bài “gave” cần lùi thì từ quá khứ về quá khứ hoàn thành là “had given”.

Dịch:

Câu hỏi: "My friend gave me some candies," said Tom. (Tom nói: “Bạn tôi đã cho tôi một ít kẹo.)

→ Đáp án A. Tom said that his friend had given him some candies. (Tôm nói rằng bạn anh ấy đã đưa cho anh một vài chiếc kẹo.)

Question 45: D. She may come with us.

Bước 1. Đọc đề và xác định đây kiến thức thuộc phạm vi động từ khuyết thiếu (Modal verbs).

Bước 2. Ta xem xét từ “possible” có nghĩa là diễn tả khả năng nên thí sinh cần chọn đáp án có nghĩa tương đương => Chọn đáp án chứa từ “may”.

Dịch:

Câu hỏi: It is possible that she will come with us. (Có thể cô ấy sẽ đi cùng chúng ta.)

→ Đáp án D. She may come with us. (Cô ấy có thể sẽ đi cùng chúng ta)

Hy vọng những bí quyết đã được Thích Tiếng Anh cung cấp phía trên có thể giúp bạn áp dụng hiệu quả vào giải các bài tập và đạt kết quả cao.