Hướng dẫn cách làm bài ngữ pháp – từ vựng Tiếng Anh

Bài viết thuộc phần 7 trong serie 8 bài viết về Hướng dẫn ôn thi THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh

 Nằm trong loạt bài hướng dẫn phương pháp bài bài thi Tiếng Anh THPT Quốc Gia, Thích Tiếng Anh chia sẻ “Hướng dẫn cách làm bài ngữ pháp – từ vựng Tiếng Anh” ôn thi Đại Học  Bài này sẽ đưa ra cách làm dạng bài tập câu hỏi trắc nghiệm về ngữ pháp Tiếng Anh và câu hỏi chức năng giao tiếp, gồm các bí quyết, các điểm ngữ pháp cần chú ý, các công thức Tiếng Anh quan trọng, phương pháp giúp bạn đạt điểm cao trong kì thi THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh.

I. Cách làm các câu hỏi ngữ pháp – từ vựng

Dạng bài trắc nghiệm kiểm tra ngữ pháp từ vựng là một dạng bài bao hàm lượng kiến thức rất rộng. Để làm được dang bài này thì từ mới sách giáo khoa cũng như các chuyên đề ngữ pháp đóng vai trò quan trọng.

Sau đây là một số lưu ý cũng như trường hợp ngoại lệ thường gặp trong đề thi mà mình tổng hợp được:

  1. THỜI ĐỘNG TỪ

Ngoài các thời cơ bản, hãy chú ý các thời hoàn thành (HTHT, TLHT, QKHT). Các thời này được cho là khó nên rất hay xuất hiện trong đề.

  • Dấu hiệu HTHT: since, for, up to now, so far, recently, lately,  …
  • Dấu hiệu TLHT: by (the time) + mốc tương lai
  • Dấu hiệu QKHT: by (the time) + mốc quá khứ

Sau đây là một số công thức chuyển đối giữa các thời thường gặp

HTĐ WHEN HTĐ
TLĐ HTĐ
QKĐ QKĐ
QKHT QKĐ
QKĐ WHILE QKTD
QKTD QKTD
QKHT BEFORE QKĐ
QKĐ AFTER QKHT

Ngoài ra, nhớ để ý chủ ngữ vị ngữ để xác định câu ở thể chủ động hay bị động, tránh đúng thời nhưng sai thể.

  1. CÂU BỊ ĐỘNG

Cấu trúc chung bắt buộc của mọi câu bị động

BE + PII

 

Theo đó, động từ TOBE được biến chiển linh hoạt ứng với các thời động từ cụ thể.

Mình xin phép không nhắc lại ở đây, sẽ có 1 bài viết cụ thể hơn về hiện tượng ngữ pháp này.

Ở đây, mình chỉ muốn lưu ý hành trang trước khi đi thi các cấu trúc bị động đặc biệt sau:

a, Bị động với câu 2 tân ngữ

Cấu trúc chủ động của dạng này là: S – V – O(sb) – O(st)

Trong đó

  • O(sb) là tân ngữ GIÁN TIẾP chỉ người
  • O(st) là tân ngữ TRỰC TIẾP chỉ vật

Ví dụ: She gave me the book .

Có 2 cách để chuyển sang thể bị động:

  • Cách 1: Lấy tân ngữ gián tiếp chỉ người S(sb) làm chủ ngữ

S(sb) + be + VpII + O(st)

Ví dụ: I was given the book by her.

  • Cách 2: Lấy tân ngữ trực tiếp chỉ vật S(sth) làm chủ ngữ

S (sth) + be + VpII + GIỚI TỪ + O(sb)

Ví dụ: The book was given TO me by her.

 

◊ MỘT SỐ CỤM TỪ THƯỜNG GẶP

Cấu truc chủ động Bị động với tân ngữ chỉ người (Tân ngữ gián tiếp) Bị động với tân ngữ chỉ vật (Tân ngữ trực tiếp)
1.     Give sb st Sb be given st St be given TO sb
2.     Show sb st Sb be shown st St be shown TO sb
3.     Send sb st Sb be sent st St be sent TO sb
4.     Offer sb st Sb be offered st St be offered TO sb
5.     Cook sb st Sb be cooked st St be cooked FOR sb
6.     Choose sb st Sb be chosen st St be chosen FOR sb
7.     Buy sb st Sb be bought st St be bought FOR sb
8.     Make sb st Sb be made st St be made FOR sb

 

a, Bị động kép

Cấu trúc chủ động:

They/ people + V tường thuật (say/ think/ believe/ suppose/…) + that S V O

Có 2 cách chuyển sang dạng bị động:

Cách 1: Dùng chủ ngữ giả “It”

It + Be + PII tường thuật (said/ thought/ believed/ supposed/…) + that + S V O

  • Với dạng này, ta chỉ chuyển vế đầu tiên thành bị động còn mệnh đề sau that giữ nguyên.
  • Động từ TOBE chia số ít theo chủ ngữ mới “It” và theo thời ban đầu của động từ tường thuật.

Cách 2: Dùng chủ ngữ mệnh đề sau “that”

S + Be + PII tường thuật (said/ thought/ believed/ supposed/…) + to V/ have PII

  • Thời của động từ TOBE tuân theo thời của động từ tường thuật câu gốc, số ít hay số nhiều chia theo chủ ngữ mới.
  • Vế sau dùng TO V khi V tường thuật và V mệnh đề chính cùng thời, dùng TO HAVE PII khi có sự lệch thời giữ 2 động từ này.

 

b, Bị động với LET, MAKE, HAVE, GET

CHỦ ĐỘNG BỊ ĐỘNG
Let sb do st Let st be done by sb
Make sb do st Make st be done by sb
Have sb do st Have st done
Get sb TO do st Get st done

 

  1. CÂU TRỰC TIÊP GIÁN TIẾP

  • Câu trực tiếp – gián tiếp có 1 nguyên tắc cơ bản đó là: LÙI THỜI

Trong đó, chủ thể của hành động, thời động từ, các mốc thời gian và các từ chỉ vị trí,… đều sẽ được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh được tường thuật lại.

Thay vì các quy tắc cơ bản, mình muốn tập trung vào các dạng đặc biệt hơn hay xuất hiện trong đề:

a, Với câu trần thuật

Ngoài việc dùng “Said that” và lùi lại toàn bộ lời nói trực tiếp, những động từ sau được sử dụng để diễn đạt ý bao trùm cả câu:

  • V – O – To V: ask, tell, advise, allow, enable, encourage, forbid, force, hear, instruct, invite, order, permit, persuade, request, remind, train, urge, want, tempt…
  • V – To V: agree, appear, arrange, attempt, ask, decide, determine, fail, endeavour, happen, hope, learn, manage, offer, plan, prepare, promise, prove, refuse, seem, tend, threaten, try, volunteer, expect, want,…
  • V – Ving: deny, admit, mind, suggest, permit …
  • V – Giới từ – Ving: thank, apologize, accuse, insist, …

CHÚ Ý:

  • ADVISED/ ALLOW/ PERMIT/ RECOMMEND
    • Có tân ngữ: Advise/ allow/ permit/ recommend + Sb + to V: khuyên/ cho phép/ đề nghị ai làm gì.
    • Không có tân ngữ: Advise/ allow/ permit/ recommend + V-ing: khuyên/ cho phép, đề nghị làm gì
  • SUGGEST
    • Đề nghị cùng làm gì: Suggest Ving
    • Đề nghị người khác làm gìSuggest (that) S (should) V
  • FORGET/ REMEMBER/ REGRET
    • Hiện tại – tương lai:Remember/ forget/ regret to V: nhớ/ quên/ tiếc sẽ phải làm gì.
    • Quá khứ:Remember/ forget/ regret V-ing: nhớ/ quên/ tiếc đã làm gì
  • SEE/ HEAR/ SMELL/ NOTICE/ WATCH
    • Chứng kiến 1 phần của hành động: See/ hear/ smell/ feel/ notice/ watch + O + V-ing
    • Chứng kiến toàn bộ hành động:See/ hear/ smell/ feel/ notice/ watch + O + V

 

  1. MẠO TỪ

Công thức chung nhất trong việc sử dụng mạo từ đó là:

Mạo từ a/ an dùng để chỉ số lượng “một” (trong một khía cạnh nào đó thì nó cùng nghĩa với “one”)

a, A + phụ âm

b, An + nguyên âm (a, e, i, o, u)

c, The + N đã xác định hoặc là duy nhất. (the sun, the earth,….)

The + tên các nước có số nhiều (the United states, the Philippines, …)

d, Chuyển đổi a, an, the

  • Danh từ nhắc tới lần đầu, đếm được, số ít + A/ AN
  • Danh từ nhắc tới từ lần 2, đã xác định, bất kể số ít, nhiều và không có tính từ sở hữu + THE

Ví dụ: I have a dog and a rabbit. The dog is black and the rabbit is white.

 

*Chú ý 1:

  • An + các từ viết tắt có chữ cái đầu tiên phát âm như 1 nguyên âm: HTC, MP, MC, LG,…

Ví dụ: She has just bought an LG television.

  • An + từ bắt đầu bằng u nhưng phát âm là /ʌ/

Ví dụan umbrella /ʌmˈbrel.ə/

  •  A + từ bắt đầu bằng u nhưng phát âm là /ju/

Ví dụ: a uniform /ˈjuː.nɪ.fɔːm/, a unique style /ju:´ni:k/

 

*Chú ý 2: Câu hỏi nhãn hiệu What MAKE is it? – It’s A/AN + nhãn hiệu.

Ví dụ: – What make is it? – It’s an LG/ a Samsung.

 

  1. LIÊN TỪ

Liên từ là từ nối trong câu, nó giúp kết hợp 2 vế câu có quan hệ nhất định về nghĩa. Vi vậy, cần đọc câu cẩn thận để tìm ra quan hệ ngữ nghĩa của các vế câu.

Về hình thức, có 2 loại liên từ chính:

  • Một số liên từ đi với 1 vế câu (nối câu): however, therefore, và những từ đồng nghĩa của chúng. (Chú ý: Trước các liên từ này là dấu “.” hoặc “;” và sau đó phải có “,”)
  • Và các liên từ nối 2 vế câu: although, because, so, but, and, và những từ đồng nghĩa với chúng.

 

Về ngữ nghĩa, có các loại liên từ thường gặp sau:

KẾT HỢP VỚI DANH TỪ KẾT HỢP 2 MỆNH ĐỀ TRONG 1 CÂU KẾT HỢP 2 CÂU
MĐTN CHỈ NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ Because of Chỉ nguyên nhân: Therefore,
Due to Because As a result,
Owing to Since As a consequence,
On account of As Accordingly,
On the ground of , For Consequently,
In the consequence of On the ground that Correspondingly,
By/in virtue of Now that Subsequently,
By reason of Inasmuch as
By cause of Seeing
By dint of
By way of Chỉ kết quả:
By the agency of , So
, Thus
, Hence
MĐTN CHỈ SỰ NHƯỢNG BỘ Albeit Nghĩa “mặc dù”: However,
Despite Although Nevertheless,
In spite of Despite the fact that Nonetheless,
Regardless of In spite of the fact that Notwithstanding,
Irrespective of Even though All the same,
In contempt of Though
Much as
Nghĩa “nhưng”:
,But
,Yet
,Still

 

CHUYỂN ĐỔI ALTHOUGHNO MATTER <WH-ques> VÀ <WH-ques>EVER 

  • Although + S + V, mệnh đề chính (S + V + O)

= No matter + who/ what/ when/ where/ why/ which …./ how (adj, adv) + S + V,  mệnh đề chính (S + V + O)

= Whatever (+N) +S +V, main clause

  • No matter how= however
  • No matter what = whatever
  • No matter where = wherever
  • No matter when = whenever
  • No matter what = whatever
  • No matter which = whichever
  • No matter who = whoever

 

Ví dụ: 

No matter where (wherever) you go, I’ll follow you.

No matter what (whatever) you say, I won’t believe you.

No matter how hard he tried, he couldn’t get a job.

= However hard he tried, he couldn’t get a job.

= Although he tried hard, he couldn’t get a job.

 

  1. GIỚI TỪ:

Giới từ có nhiều loại:

  • Giới từ chỉ vị trí
  • Giới từ chỉ thời gian
  • Giới từ chỉ sự chuyển dịch
  • Giới từ trong cụm động từ

Hầu hết trường hợp, những câu giới từ thường không quá khó để làm. Tuy nhiên, mình vẫn có một số lưu ý nho nhỏ:

1.On + Thứ trong tuần (On Monday), In + Buổi trong ngày (In the morning)

nhưng On + Buổi của một thứ xác định trong tuần (On Monday morning)

 

2KHÔNG ĐƯỢC áp dụng nghĩa tiếng Việt vào việc điền giới từ.

Ví dụ:

  • Thảo luận về vấn đề gì: discuss st/ A discussion about st (không dùng about với động từ discuss)
  • Lịch sự với ai: be polite to sb (không dùng with)

 

3.KHÔNG NÊN suy luận từ các từ khác cùng trường nghĩa (hoặc cùng word family)

Ví dụ:

  • Depend on – Be dependent on NHƯNG Be independent of
  • Hãy làm nhiều đề để mở rộng vốn giới từ của mình nhé.
  • KHÔNG PHẢI lúc nào sau giới từ cũng là Ving

Ví dụ: go on to V

 

  1. CÂU ĐIỀU KIỆN

a, Điều kiện loại 0 = luôn đúng (khi có các từ Sun, Earth, Water, Wind…)

If + S + V(s,es), S+ V(s,es)/câu mệnh lệnh

 

b, Điều kiện loại 1 = có thể xảy ra

If + S + V(s,es), S + Will/Can/shall…… + Vo

→Đảo ngữ: Should S V, S will/can V

 

c, Điều kiện loại 2 = không thể xảy ra HT

If + S + V2/ Ved, S +would/ Could/ Should…+ Vo

→Đảo ngữ: Were S Be/ To V, S would V

 

d, Điều kiện loại 3 = không thể xảy ra QK

If + S + Had + V3/Ved, S + would/ could…+ have + V3/Ved

→Đảo ngữ: Had S P2, S would have P2

 

e, Điều kiện 2-3 hỗn hợp = không làm ở QK, nhận hậu quả hiện tại

If + S + had + V3/Ved, S + would + Vo

 

Dạng đặc biệt của câu điều kiện:

  1. Unless = IF…not
  2. Provided/ providing/ supposed/ supposing (that) = IF
  3. Without/ but for N, S wouldn’t have P2: nếu không nhờ có…= IF it hadn’t been for V, S wouldn’t have P2

LƯU Ý

  • KHÔNG CÓ TƯƠNG LAI ở vế IF.
  • ĐK loại 2- 3 có thể ghép với nhau trong cùng câu, còn loại 1 – 2, và 1- 3 thì không.

 

  1. ĐẢO NGỮ

Đảo ngữ là hình thức đảo trợ động từ lên trước chủ ngữ. Trợ động từ được lấy theo thời:

  • HTĐ: do/does/am/is/are
  • HTTD: am/is/are
  • HTHT: have/has
  • QKĐ: did
  • QKTD: was/were
  • QKHT: had
  • TLĐ: will
  • TLG: am/is/are
  • TLTD: will
  • TLHT: will

….

Đảo ngữ khi đầu câu có các từ phủ định như  NO, NOT, LITTLE, HARDLY (SCARCELY/ RARELY/ SELDOM/…)

 

Vì trong đề chỉ là 1-2 câu đảo ngữ thôi nên hãy để ý các trường hợp sau nhé!

Đảo ngữ với ONLY: chỉ

  • Only then/ later
  • Only + giới từ (by/ with/ for/…) + N
  • Only + liên từ (until/ when/ if/ after…) + mệnh đề

 

Đảo ngữ với NOT UNTIL: cho đến tận khi

Dưới đây là cấu trúc chưa đảo ngữ của NOT UNTIL

It is/ was not until <mốc thời gian> that <mệnh đề S V O>

= S notV O until <mốc thời gian>

-Đảo ngữ: Not until <mốc thời gian>  <trợ động từ> + S + V (nguyên) + O

 

Đảo ngữ với NO SOONER …THAN… (HARDLY…WHEN…): vừa mới…thì…

No sooner had S P2 than S V: vừa mới… thì

=Hardly had S P2 when S V

Để nhớ được cái gì đi với than, cái gì đi với when thì các bạn hãy coi No soonER như 1 dạng so sánh hơn, mà đã so sánh hơn thì phải có “than”.

 

Đảo ngữ với TỪ/ CỤM TỪ CHỈ VỊ TRÍ/ PHƯƠNG HƯỚNG

Nếu bạn thấy có giới từ chỉ vị trí kiểu: on/ in/ under/ behind/… đứng đầu câu thì khi đảo ngữ HÃY MANG NGUYÊN CẢ ĐỘNG TỪ GỐC LÊN, không phải trợ động từ, mà là động từ chính của câu đó luôn ý.

Các trạng từ chỉ phương hướng kiểu into/ to/ towards cũng tương tự nhé.

Ví dụ: Under that table lay the cats.

Into the rest-room ran the boy.

 

  1. SO SÁNH

Vì đây là bài hướng dẫn làm bài, nên các cấu trúc cơ bản về so sánh kém, bằng, hơn, hơn nhất mình xin phép không nhắc lại. Bạn nào còn chưa nắm vững phần này có thể tìm trên gg có rất nhiều luôn nhaa.

Quy tắc cơ bản của câu so sánh là: TÍNH TỪ NGẮN + ĐUÔI –ER/ -EST TÍNH TỪ DÀI + MORE/MOST

Mình chỉ muốn lưu ý với các bạn các trường hợp đặc biệt như là:

Adj So sánh hơn So sánh nhất
good/well better best
bad worse worst
little less least
much / many more most
far (Nghĩa trừu tượng) further furthest
far (Khoảng cách địa lý) farther farthest
old older/elder oldest/eldest

 

a. So sánh số lần

Số lần (twice/ three times/ ten times…) + as adj as: gấp…lần

VD: She is twice as old as me: Cô ấy gấp đôi tuổi của tôi

 

b. So sánh nhấn mạnh

Nhấn mạnh so sánh bằng:

Nowhere near + as adj as

Nhấn mạnh so sánh hơn:

  • Hơn nhiều: far/ much/ a lot/ even/ still/ greatly/ a great deal… + Adj-ER/ more adj + than
  • Hơn một chút: a bit/ a little/ slightly/….+ Adj-ER/ more adj + than

Nhấn mạnh so sánh nhất:

By far + the + Adj-EST/ most adj

 

c. So sánh kép

  • So sánh đồng tiến: (càng…càng..)

The Adj-ER/ more adj + S V  the Adj-ER/ more adj + S V

  • So sánh lũy tiến: (càng ngày càng)

S V Adj-ER and Adj-ER / more and more adj

 

d. Cấu trúc would rather V = would prefer to V: thích…hơn

VD: I would rather stay at home = I would prefer to stay at home: tôi thích ở nhà hơn.

 

e. Similar, same, like, as, different from

  • Be similar to N: giống với >< be different from N: khác với
  • The same as N: giống như
  • Like N: giống như
  • As adj as/ as S V = because/ since S V: bởi vì

 

  1. MỆNH ĐỀ QUAN HỆ

Quy tắc cơ bản và xuyên suốt của dạng này là

  • WHICH – vật (thuộc về chủ ngữ/ tân ngữ)
  • WHO/ WHOM/ WHOSE – Người (who thay chủ ngữ/ tân ngữ, whom thay tân ngữ, whose thay tính từ sở hữu)
  • THAT thay được cho cả 2 (nhưng không đi sau dấu phẩy)

*TRƯỜNG HỢP BẮT BUỘC DÙNG THAT

  • So sánh nhất
  • Số thứ tự: the first, the second,… the last…
  • Những thứ duy nhất: the only
  • Đại từ bất định: any- (anyone/ anybody/ anything), some- (someone/ somebody/ something), every- (everyone/ somebody/ everything),…

 

a, Mệnh đề quan hệ lược bỏ (vì thay cho tân ngữ)

Khi đại từ quan hệ thai thế cho tân ngữ và không đi kèm giới từ trước nó, ta có thể lược bỏ không viết mà câu vẫn đúng.

Ví dụ:

The pen (which/ that) she gave to me 5 months ago is still brand new.

The girl (who/ whom/ that) the teacher is talking about is my elder sister.

 

b, Mệnh đề quan hệ tỉnh lược (Ving/ Ved/ To V)

  • Câu chủ động: Ving
  • Câu bị động: Ved
  • Các trường hợp bên trên dùng “that” : To V

 

  1. CÂU CHẺ

Là dạng tách chủ ngữ, Tân ngữ, hoặc trạng ngữ của câu ra nhằm nhấn mạnh nội dung đó.

Cấu trúc chung: IT + BE + …..+ THAT +….

Xét Ví dụ: Nam met Linh at school yesterday.

  • Nhấn mạnh chủ ngữ: It was Nam that met Linh at school yesterday.
  • Nhấn mạnh tân ngữ: It was Linh that WAS MET at school by Nam yesterday.
  • Nhấn mạnh trạng ngữ: It was yesterday that Nam met Linh.

 

  1. CÂU HỎI ĐUÔI

3 quy tắc ngắn gọn như sau:

  • Vế trên thời nào, câu hỏi đuôi lấy trợ động từ thời đó.
  • Dạng số ít số nhiều của trợ động từ phụ thuộc vào S thứ 2.
  • Vế trước khẳng định vế sau phủ định và ngược lại

Ví dụ: He is your father, isn’t he?

*ĐẶC BIỆT

VẾ TRƯỚC CÂU HỎI ĐUÔI
I am
I am not
aren’t I?
am I?
Let’s V Shall we?
What a beautiful dress,
How intelligent you are,
isn’t it?
aren’t you?
Somebody They
Nothing It
There There
This/ that It
These/ those They

 

CHÚ Ý: ĐẶC BIỆT CỦA CÂU HỎI ĐUÔI VỚI “MUST”

  • MUST V – khẳng định với nghĩa “bắt buộc phải” => láy đuôi “NEEDN’T S?”
  • MUSTN’T V – phủ định với nghĩa “cấm không được” => láy đuôi “MUST S?”
  • MUST V – phỏng đoán sự việc ở hiện tại với nghĩa  “chắc hẳn” => láy đuôi theo trợ động từ của V sau must.
  • MUST HAVE P2 – phỏng đoán sự việc ở quá khứ với nghĩa “chắc hẳn”

 

  1. ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT

Ngoài nghĩa và cách dùng các động từ khiếm khuyết thông thường, ta có một số lưu ý sau:

a, CAN/ COULD

  • Can V= have an ability to V: chỉ khả năng vốn có
  • Be able to V: khả năng có được sau cố gắng
  • Can have PII: phỏng đoán khả năng CÓ THỂ XẢY RA ở quá khứ
  • Could have PII: phàn nàn việc đã có thể làm NHƯNG KHÔNG LÀM.

b, NEED

  • Need to V: cần làm gì => bị động: Need Ving/ to be PII
  • Needn’t V: không cần làm gì
  • Need have PII: diễn tả việc lẽ ra cần làm NHƯNG KHÔNG LÀM.

c, MUST

  • Must V: buộc phải làm gì (ngoại cảnh tác động)
  • Have to V: cần phải làm gì (chủ thể tự ý thức)
  • Must have PII: phỏng đoán điều CHẮC CHẮN XẢY RA ở quá khứ.

d, SHOULD

  • Should V: nên làm gì
  • Should have PII: nuối tiếc việc lẽ ra nên làm NHƯNG KHÔNG LÀM.

e, MAY/ MIGHT

  • May/ might V: có thể làm gì (ý cho phép)
  • May have PII: suy đoán không chắc chắn điều đã CÓ THỂ ĐÃ XẢY RA.
  • Might have PII: thể hiện sự lịch sự hoặc không chắc chắn hơn May have PII

 

II. Cách làm câu hỏi giao tiếp

Theo cấu trúc đề hiện nay, mỗi đề đại học chỉ có 2 câu giao tiếp. Tuy nhiên, chúng không quá khó nên việc để sai những câu này là khá đáng tiếc.

Có 2 bước đơn giản mà mình nghĩ khá hợp lý để giải quyết dạng bài này:

BƯỚC 1: ĐỌC ĐỀ

Để làm được dạng câu giao tiếp, trước hết ta cần đọc ngữ cảnh và câu nói của người kia, và suy đoán ra nội dung cần có của câu trả lời.

BƯỚC 2: ĐỌC 4 ĐÁP ÁN, SUY LUẬN LOẠI TRỪ

Sau đó, ta đọc 4 đáp án. Và loại trừ theo 2 cách :

  • Loại các đáp án quá bất lịch sự
  • Loại các đáp án không phù hợp với nội dung cần điền

Đáp án còn lại sẽ là đáp án đúng.

Sau đây là một số câu giao tiếp thông dụng :

  1. Lời cảm ơn

Khá dễ dàng để nhận biết lời cảm ơn bằng các từ cảm ơn như

  • Thanks
  • thank you
  • it’s very kind/nice of you
  • Thankful/ grateful
  • ….

Đáp lại dạng câu này ta có các câu đáp khá khiêm tốn như:

  • Not at all
  • Don’t mention it
  • My pleasure
  • You’re welcome
  • It’s nothing
  • …..

2.Lời xin lỗi

Lời xin lỗi thường có dấu hiệu kiểu:

  • Sorry
  • Apologize
  • I’m afraid
  • Regret/ regretful
  • What a shame/pity

Dưới đây là một số cách đáp lại:

  • Never mind
  • It’s OK/ fine
  • That’s alright
  • No worries/ problem
  • Forget about it
  • It doesn’t matter

 

  1. Lời mời mọc

Would you like….?

  • Mời ăn uống: Yes, please…/ No thanks…
  • Mời làm gì đó: Yes, I’d love to…/ Sorry I can’t…

 

  1. Lời bày tỏ quan điểm

a, Đồng ý

Trong khi có nhiều cách diễn đạt sự đồng tình, mình xin tóm tắt các keywords chính:

  • Agree (I couldn’t agree with you more)
  • Right (I think you’re right)
  • True (That’s quite true)

b, Không đồng ý

  • Disagree (I totally disagree)
  • I’m afraid (I’m afraid I don’t share your opinion)
  • Not (I don’t agree at all/ I can’t agree with you)

 

Vui lòng tôn trọng công sức của người viết, ghi nguồn khi sử dụng nội dung: Mira Vân – thichtienganh.com

Bài tập ôn luyện chuyên đề

 

Mira Vân – thichtienganh.com

Thích Tiếng Anh chia sẻ “Hướng dẫn cách làm bài ngữ pháp – từ vựng Tiếng Anh ôn thi THPT Quốc Gia

Hướng dẫn cách làm bài ngữ pháp – từ vựng Tiếng Anh
5 (109) votes

Xem tiếp bài trong serie

Bài trước: Hướng dẫn cách làm bài tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa trong Tiếng Anh Bài tiếp theo: Ngoại động từ và nội động từ (Transitive and intransitive verbs)