Hướng dẫn cách làm dạng bài tìm lỗi sai trong Tiếng Anh

Bài viết thuộc phần 3 trong serie 8 bài viết về Hướng dẫn ôn thi THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh

Tiếp tục loạt bài hướng dẫn cách làm các dạng bài trong đề thi Tiếng Anh THPT Quốc Gia, Thích Tiếng Anh chia sẻ “Hướng dẫn cách làm dạng bài tìm lỗi sai trong Tiếng Anh ôn thi THPT Quốc Gia“, bài viết chia sẻ phương pháp làm dạng bài tìm lỗi sai hiệu quả, các bước làm bài để đạt được kết quả tốt nhất, kèm theo là các ví dụ bài tập có đáp án và giải thích chi tiết các bước làm giúp bạn nắm vững được kiến thức.

Lỗi sai trong bài thi môn Tiếng Anh THPT Quốc Gia (Đại học) chia làm 4 loại:

  1. Lỗi chính tả
  2. Lỗi từ loại (Danh từ, động từ, tính từ, trạng từ,…)
  3. Lỗi cụm động từ, cấu trúc câu đặc biệt
    • Dùng sai giới từ, mạo từ.
    • Sai dạng động từ V, to V, Ving
  4. Lỗi ngữ pháp
    • Câu thiếu thành phần
    • Câu sai thời động từ
    • Sai hòa hợp chủ ngữ và động từ
    • Câu sai dạng chủ động bị động
    • Mệnh đề quan hệ chưa đúng
    • Dùng sai liên từ
    • Sai câu điều kiện
    • Sai dạng so sánh

Các bước xác định lỗi sai

Để xác định được các lỗi, mời các bạn đi theo lần lượt các bước cơ bản sau:

CHÚ Ý: Không cần đi hết các bước, có một số bước có thể gộp lại hoặc bỏ qua đáp án mà đề gạch chân và độ nhanh nhạy mỗi người, “việc tìm kiếm” sẽ được dừng lại ngay khi thấy lỗi sai <3

Bước 1:  Xác định thành phần câu

  1. Mệnh đề chính

Cấu trúc chung:  S – V – O

  1. Mệnh đề phụ
  • Mệnh đề trạng ngữ

– MĐTN chỉ thời gian

– MĐTN chỉ nơi chốn

– MĐTN chỉ sự nhượng bộ

– MĐTN chỉ nguyên nhân kết quả

  • Mệnh đề quan hệ

– MĐQH thuộc về chủ ngữ chỉ người/ vật

– MĐQH thuộc về tân ngữ chỉ người/ vật

– MĐQH lược bỏ (Vì thay cho tân ngữ)

– MĐQH giản lược (Ving/ Ved/ To V)

 

Với mỗi câu chữa lỗi sai, việc đầu tiên cần làm là xác định mệnh đề chính và mệnh đề phụ của câu. Điều này rất hữu ích để tìm ra:

a, Lỗi sai mệnh đề chính

  • Câu có thiếu thành phần hay không?
  • Câu có dùng sai từ loại hay không (be + <adv> adj <N> )?

b, Lỗi sai mệnh đề phụ

  • Liên từ dùng đã đúng nghĩa chưa, có sai cấu trúc hay không?
  • Đại từ quan hệ đã dùng đúng chưa?
  • Câu điều kiện 2 vế đã tương quan chưa?

 

Bước 2: Chú ý về sự hòa hợp chủ vị

Sau khi xác định được các bộ phận của câu, ta chú ý sự hòa hợp chủ ngữ-vị ngữ.

  • Chủ ngữ số nhiều động từ nguyên thể.
  • Chủ ngữ số ít động từ phải chia.

 CHÚ Ý:

  • Danh từ số nhiều có đuôi –s/es
  • Động từ số ít có đuôi –s/es

Bước 3: Xét thời của động từ

Tiếp theo là xác định thời thể. Ngoài các thời cơ bản, hãy chú ý các thời hoàn thành (HTHT, TLHT, QKHT). Các thời này được cho là khó nên rất hay xuất hiện trong đề =))

  • Dấu hiệu HTHT: since, for, up to now, so far, recently, lately, …
  • Dấu hiệu TLHT: by the time + mốc tương lai
  • Dấu hiệu QKHT: by the time + mốc quá khứ

Một ít chuyển đổi QKĐ và QKHT:

QKHT before QKĐ
QKĐ                                                after                                           QKHT

 

LƯU Ý: Không bao giờ có hiện tạiquá khứ đi song song trong cùng một câu.

Bước 4: Cân nhắc chủ động – bị động

Tiếp tục chú ý xem câu đó mang nghĩa chủ động hay bị động dựa vào chủ ngữ và nghĩa câu.

Bước 5: Quan sát phát hiện lỗi cụm động từ

  • Giới từ, mạo từ

Sự khác nhau của giới từ có khả năng thay đổi nghĩa hoặc làm sai một cụm từ. Thêm nữa, có những mạo từ đi với cấu trúc cố định.

Vì vậy hãy để ý xem giới từ và mạo từ đó đã đúng với cấu trúc đó hay chưa.

  • Bổ ngữ (V, Ving, to V, Ved)

Mỗi cấu trúc câu có một dạng bổ ngữ đi kèm khác nhau. Nếu câu không sai tất cả các lỗi trên thì rất có thể câu sai ở đây nhé ^^

Ôn tập kiến thức qua bài tập

Bước này chúng ta sẽ cùng áp dụng kiến thức để làm các câu hỏi sau:

Câu 1 (trích đề minh họa Tiếng Anh năm 2018): Every member of the class were invited to the party by the form teacher

Bước 1: Xác định chủ – vị

S = every member of the class

V = were invited

O = to the party by the form teacher.

  • Câu đủ thành phần ( S – V – O ), không có mệnh đề phụ.
  • S, V và O đều dùng đúng dạng động từ (Noun, Verb).

Bước 2: Sự hòa hợp chủ – vị

Ta thấy chủ ngữ là Every + N số ít + of N => động từ số ít.

Tuy nhiên, ở đây V lại chia số nhiều

Kết luận: B sai, sửa thành “was”

Câu 2 (trích đề thi chính thức Tiếng Anh năm 2017): Animals like frogs have waterproof skin that prevents it from drying out quickly in air, sun, or wind.

Bước 1: Xác định chủ vị

S = Animals (like frogs)

V = have

O = waterproof skin (that prevents it from drying out quickly in air, sun, or wind.)

  • Câu đủ thành phần (S, V, O) và có 1 MĐQH: “waterproof skin that prevents it from drying out quickly in air, sun, or
  • S, V, O đều dùng đúng dạng động từ (Noun, Verb)

Ta không thấy có vấn đề gì với mệnh đề chính (S số nhiều – V số nhiều)

Tương tự S của MĐQH là “waterproof skin” và V của MĐQH là “prevents”.

  • Không có lỗi sai hòa hợp chủ vị

Tuy nhiên, trong khi có đến 2 danh từ làm S ở đằng trước (Animals – waterproof skin), lại có 1 tân ngữ là “it”. “Waterproof skin” đã làm  của mệnh đề phụ nên không thể làm luôn tân ngữ được (nếu không phải là itself).

Kết luận: C sai, sửa thành “them”. (vì thay cho animalS)

Câu 3 (trích Đề thi chính thức Tiếng Anh năm 2016):The science of medicine, which progress has been very rapid lately, is perhaps the most important of all sciences.

Bước 1: Xác định chủ vị

S = The science of medicine, (which progress has been very rapid lately),

V = is

O = perhaps the most important of all sciences.

  • Câu đủ thành phần, có 1 MĐQH “which progress has been very rapid lately”

*Nhận xét MĐQH:

  • Sau dấu phẩy dùng which => đúng
  • Which + N làm chủ ngữ => sai

Which thay cho Vật, làm S hoặc O, nhưng không đi kèm với N vì bản thân nó thay cho danh từ.

Kết luận: B sai, sửa thành “whose”

Câu 4: Reminding not to miss the 15:20 train, the manager set out for the station in a hurry.

Bước 1: Xác định chủ vị

S = the manager

V = set out for

O = the station in a hurry.

MĐTN: “Reminding not to miss the 15:20 train

  • Câu đủ thành phần (S, V, O) và có 1 MĐTN: “Reminding not to miss the 15:20 train”.
  • S, V, O đều dùng đúng dạng động từ (Noun, Verb).

Bước 2: Sự hòa hợp chủ – vị + B3: Xét thời động từ:

Chủ ngữ số ít, động từ thời quá khứ

  • Không sai

Bước 3: Cân nhắc chủ động – bị động

Mệnh đề chính: Set out for sw~leave for sw: khởi hành đi tới đâu, nghĩa chủ động.

Đề: ở thể chủ động => đúng

Mệnh đề phụ: Remind: nhắc nhở,

Remind sb (not) to V => be reminded (not) to V

Đề: ở thể chủ động => sai

Kết luận: A sai, sửa thành “reminded”.

 

Vui lòng tôn trọng công sức của người viết, ghi nguồn khi sử dụng nội dung: Mira Vân – thichtienganh.com

Bài tập ôn luyện

 

Mira Vân – thichtienganh.com

Thích Tiếng Anh chia sẻ “Hướng dẫn cách làm dạng bài tìm lỗi sai trong Tiếng Anh ôn thi THPT Quốc Gia

Hướng dẫn cách làm dạng bài tìm lỗi sai trong Tiếng Anh
4.9 (115) votes

Xem tiếp bài trong serie

Bài trước: Hướng dẫn cách làm dạng bài đọc hiểu Tiếng Anh ôn thi THPT Quốc gia Bài tiếp theo: Hướng dẫn cách làm dạng bài ngữ âm (phát âm + trọng âm) Tiếng Anh