Đáp án đề thi chính thức Tiếng Anh THPT 2024🤩

Hướng dẫn làm dạng bài chức năng giao tiếp

Dạng bài chức năng giao tiếp là một trong những phần cơ bản trong đề thi vào 10 tiếng Anh. Dạng bài này chiếm 2 trong số 40 câu hỏi mà các thí sinh phải trải qua. Hôm nay, hãy cùng Thích Tiếng Anh tìm hiểu những bí quyết đạt trọn vẹn điểm cho dạng bài này.

Đề bài câu hỏi bài chức năng giao tiếp trong đề thi có dạng như thế nào?

Question 19.

- Nick: "Why don't we try that new Italian restaurant?"
- Phuong: "___________"

A. You're well done!
B. That sounds good.
C. I'm glad to tell you so.
D. You did a good job!

Question 20.

- John: "You won the 100-meter race this morning. Congratulations!"
- Lan: "___________"

A. I'm afraid I can't.
B. Oh, because I ran slowly.
C. You're welcome.
D. Thank you. It's very encouraging.

(trích đề thi Tiếng Anh tuyển sinh vào 10 Hà Nội mã 001 - năm 2023)

Hướng dẫn làm dạng bài chức năng giao tiếp.

Các bước làm dạng bài tập chức năng giao tiếp trong đề thi vào 10.

Bước 1. Xác định chức năng giao tiếp.

Đọc kỹ đề bài để xác định mục đích giao tiếp của bài thi, một số chức năng giao tiếp phổ biến như: hỏi đường, lời mời, lời cảm ơn, lời khen, lời xin lỗi,...

Bước 2. Phân tích ngữ cảnh.

Xác định các yếu tố quan trọng trong ngữ cảnh như:

  • Nhân vật tham gia giao tiếp.
  • Mối quan hệ giữa các nhân vật.
  • Thời gian và địa điểm giao tiếp.
  • Chủ đề giao tiếp.

Việc phân tích ngữ cảnh sẽ giúp bạn lựa chọn ngôn ngữ phù hợp và thể hiện thái độ giao tiếp chính xác.

Bước 3. Lựa chọn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp phù hợp.

Sử dụng từ vựng và ngữ pháp phù hợp với chức năng giao tiếp, thái độ giao tiếp và ngữ cảnh.

Bước 4. Lựa chọn đáp án chính xác.

Một số mẫu câu hỏi phổ biến và cách trả lời.

Mẫu câu dùng để hỏi đường.

Câu hỏi:

  • Could you show me the way to …? (Bạn có thể chỉ đường giúp tôi đến ….)
  • Could you tell me how to …? (Bạn có thể hướng dẫn tôi cách làm ….)

Một số câu trả lời:

  • Keep walking until you reach/see … (Tiếp tục đi bộ cho tới khi bạn tới…)
  • Sorry, I don’t know this area very well. (Xin lỗi, tôi không biết địa điểm này rõ lắm.)

Mẫu câu lời mời.

Câu hỏi:

  • Would you like to ………. (Bạn có muốn ………?)
  • Let me………….(Để tôi ……………….)

Một số câu trả lời khi người nghe đồng ý lời mời:

  • It’s a great idea. (Đó là một ý tưởng tuyệt vời.)
  • That sounds great/fantastic/wonderful/fun/cool (Nghe có vẻ hay đó)
  • Why not? (Tại sao không?)

Một số câu trả lời khi người nghe từ chối lời mời:

  • No, thanks. (Không, cảm ơn)
  • Sorry, but I have another plan (Xin lỗi, nhưng tôi có kế hoạch khác rồi)
  • Some other time, perhaps (Lần khác nhé)

Mẫu câu khen ngợi và chúc mừng.

Lời khen ngợi:

  • You did a good job! Good job! (Bạn làm tốt lắm)
  • What you did was wonderful/ desirable /amazing. (Những gì bạn làm được thật tuyệt vời/ đáng ngưỡng mộ/ kinh ngạc)
  • Congratulations! (Xin chúc mừng)

Câu trả lời:

  • Thank you. I’m glad you like it. (Cảm ơn. Tôi rất vui vì bạn thích nó)
  • Thank you. I like it too. (Cảm ơn. Tôi cũng rất thích nó)

Mẫu câu cảm ơn.

Lời cảm ơn:

  • Thank you very much for … (Cảm ơn bạn rất nhiều vì …)
  • Thanks/Thank you/Many thanks (Cảm ơn rất nhiều)
  • I’m thankful/grateful to you for …(Tôi biết ơn bạn vì…)

Câu trả lời:

  • You’re welcome. (Không có gì đâu.)
  • Never mind/ Not at all. (Không có gì đâu.)
  • It’s my pleasure (to help you). (Tôi rất vui khi được giúp bạn)

Mẫu câu xin lỗi.

Lời xin lỗi:

  • It’s totally my fault. (Hoàn toàn là lỗi của tôi)
  • I apologize to you for … (Tôi xin lỗi bạn vì…)
  • I shouldn't have done that. (Tôi lẽ ra đừng nên làm thế.)

Câu trả lời:

  • It doesn’t matter. (Không sao đâu)
  • Don’t worry about that. (Đừng lo lắng về điều ấy.)
  • Forget it/Never mind/No problem/That’s all right /Ok. (Không sao đâu.)
  • Thank you very much (Cám ơn rất nhiều)

Mẫu câu diễn tả lời yêu cầu.

Lời yêu cầu:

  • Would you mind V-ing (Bạn có phiền nếu…)

Câu trả lời diễn đạt sự đồng tình

  • Sure/ Certainly/ Of course. (Dĩ nhiên là được)
  • No problem. (Không vấn đề gì)

Câu trả lời diễn đạt lời từ chối:

  • I’m afraid I can’t. (Tôi e rằng không thể.)

Bài tập áp dụng.

Exercise 1. (Đề thi minh họa vào 10 môn Tiếng Anh Hà Nội 2023 - mã đề 000) Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the most suitable response to complete each of the following exchanges.

Question 19: - Nick: “Why don’t we try that new Italian restaurant?” - Phuong: “______”

A. You’re well done!
B. That sounds good.
C. I’m glad to tell you so.
D. You did a good job!

Question 20: - John: “You won the 100-meter race this morning. Congratulations!” - Lan: “______”

A. I’m afraid I can’t.
B. You’re welcome.
C. Oh, because I ran slowly.
D. Thank you, It’s very encouraging.

Đáp án:

Question 19. B. That sounds good.

Bước 1. Xác định chức năng giao tiếp.

Sau khi đọc đề bài, chúng ta có thể xác định chức năng giao tiếp trong câu là lời mời ai đó thử một nhà hàng mới.

Bước 2. Phân tích ngữ cảnh.
  • Nhân vật tham gia giao tiếp: Nick và Phuong
  • Mối quan hệ giữa các nhân vật: Bạn bè => Câu Informal
  • Chủ đề giao tiếp: Nick mời Phương đi thử một nhà hàng Ý mới.

Việc phân tích ngữ cảnh sẽ giúp bạn lựa chọn ngôn ngữ phù hợp và thể hiện thái độ giao tiếp chính xác.

Bước 3. Lựa chọn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp phù hợp.

Chúng ta vận dụng lý thuyết về mẫu câu lời mời trong ngữ cảnh thường nhật kết hợp liên kết ý nghĩa của câu để loại bỏ đáp án sai.

Bước 4. Lựa chọn đáp án chính xác.

Sau khi thực hiện các bước trên, chúng ta dễ dàng tìm được đáp án chính xác của câu hỏi

Dịch câu:

  • Nick: "Tại sao chúng ta không thử nhà hàng Ý mới đó?"
  • Phương: "Nghe có vẻ hay đấy."

Question 20. D. Thank you, It’s very encouraging.

Bước 1. Xác định chức năng giao tiếp.

Sau khi đọc đề bài, chúng ta có thể xác định chức năng giao tiếp trong câu là khen ngợi và chúc mừng một ai đó.

Bước 2. Phân tích ngữ cảnh.
  • Nhân vật tham gia giao tiếp: John và bạn của anh ấy
  • Mối quan hệ giữa các nhân vật: Bạn bè
  • Chủ đề giao tiếp: John chúc mừng bạn của anh ấy vì đã thắng giải chạy 100 mét sáng nay.

Việc phân tích ngữ cảnh sẽ giúp bạn lựa chọn ngôn ngữ phù hợp và thể hiện thái độ giao tiếp chính xác.

Bước 3. Lựa chọn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp phù hợp.

Chúng ta vận dụng lý thuyết về cấu trúc câu khen ngợi và chúc mừng ai đó kết hợp liên kết ý nghĩa của câu để loại bỏ đáp án sai.

Bước 4. Lựa chọn đáp án chính xác.

Sau khi thực hiện các bước trên, chúng ta dễ dàng tìm được đáp án chính xác của câu hỏi

Dịch câu:

  • John: “Chúc mừng bạn đã thắng giải chạy 100 mét sáng nay!”
  • Lan: “Cảm ơn bạn vì lời khen đầy động viên ấy.”

Exercise 2. (Đề thi vào 10 môn Tiếng Anh TP.HCM 2021) Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that best completes each of the following exchanges.

Question 1: Student A: “Give my best regards to your parents.” - Student B: “________”

A. It’s nice of you to say so.
B. You’re welcome.
C. I’m glad to hear that.
D. Thanks. I will.

Question 2: - Student A: “Would you please wait a while?” - Student B: “________”

A. Nevermind.
B. Certainly! I’ll be right here.
C. Of course. I wouldn’t.
D. Not at all.

Đáp án:

Question 1. D. Thanks. I will.

Bước 1. Xác định chức năng giao tiếp.

Sau khi đọc đề bài, chúng ta có thể xác định chức năng giao tiếp trong câu là diễn tả lời đề nghị.

Bước 2. Phân tích ngữ cảnh.
  • Nhân vật tham gia giao tiếp: Học sinh A và Học sinh B
  • Mối quan hệ giữa các nhân vật: Bạn bè
  • Chủ đề giao tiếp: Một học sinh nhờ bạn của mình chuyển lời chào đến bố mẹ của bạn ấy.

Việc phân tích ngữ cảnh sẽ giúp bạn lựa chọn ngôn ngữ phù hợp và thể hiện thái độ giao tiếp chính xác.

Bước 3. Lựa chọn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp phù hợp.

Chúng ta vận dụng lý thuyết về cấu trúc câu diễn tả lời đề nghị kết hợp với kiểu câu cảm ơn trong câu đáp lại để loại bỏ đáp án sai.

Bước 4. Lựa chọn đáp án chính xác.

Sau khi thực hiện các bước trên, chúng ta dễ dàng tìm được đáp án chính xác của câu hỏi

Dịch:

  • Học sinh A: “Nhờ bạn gửi lời chào trân trọng nhất của tôi tới bố mẹ bạn nhé!”
  • Học sinh B: “Cảm ơn bạn. Chắc chắn rồi.”

Question 2. B. Certainly! I’ll be right here.

Bước 1. Xác định chức năng giao tiếp.

Sau khi đọc đề bài, chúng ta có thể xác định chức năng giao tiếp trong câu là diễn tả lời đề nghị.

Bước 2. Phân tích ngữ cảnh.
  • Nhân vật tham gia giao tiếp: Học sinh A và Học sinh B
  • Mối quan hệ giữa các nhân vật: Bạn bè
  • Chủ đề giao tiếp: Một học sinh nhờ bạn mình chờ một lát

Việc phân tích ngữ cảnh sẽ giúp bạn lựa chọn ngôn ngữ phù hợp và thể hiện thái độ giao tiếp chính xác.

Bước 3. Lựa chọn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp phù hợp.

Chúng ta vận dụng lý thuyết về cấu trúc câu diễn tả lời đề nghị kết hợp liên kết ý nghĩa của câu để loại bỏ đáp án sai.

Bước 4. Lựa chọn đáp án chính xác.

Sau khi thực hiện các bước trên, chúng ta dễ dàng tìm được đáp án chính xác của câu hỏi.

Dịch:

  • Học sinh A: “Bạn có thể chờ tôi một lát được không?”
  • Học sinh B: “Dĩ nhiên rồi, tôi sẽ ở ngay đây thôi.”