🎉 Góp ý về phiên bản mới Thích Tiếng Anh

Hướng dẫn làm dạng bài tìm câu gần nghĩa

Dạng bài tìm câu gần nghĩa chiếm 4 trong số 40 câu hỏi mà các thí sinh phải trải qua trong đề thi vào 10 môn tiếng Anh. Hôm nay, hãy cùng Thích Tiếng Anh tìm hiểu những bí quyết đạt trọn vẹn điểm cho dạng bài này.

Đề bài câu hỏi tìm câu gần nghĩa trong đề thi có dạng như thế nào?

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.

Question 37. My teacher asked me: "Where are you going on your vacation this year?"

A. My teacher asked me where am I going on my vacation this year.
B. My teacher asked me where if I was going on my vacation that year.
C. My teacher asked me where are you going on my vacation this year.
D. My teacher asked me where I was going on my vacation that year.

Question 38. Children should avoid spending too much time watching television.

A. It is not a good idea for children spends too much time watching television
B. It is a good idea for children to spend too much time watching television.
C. It is not a good idea for children spending too much time watching television.
D. It is a good idea for children not to spend too much time watching television.

(trích đề thi vào 10 môn tiếng Anh TP. Hà Nội - năm học 2023-2024)

Hướng dẫn làm dạng bài tìm câu gần nghĩa.

Các bước chi tiết làm dạng bài tìm câu gần nghĩa trong đề thi vào lớp 10

Bước 1: Đọc và phân tích đề bài.

  • Xác định các thành phần chính của câu gốc: chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, trạng ngữ,...
  • Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu gốc: câu đơn, câu ghép, câu chủ động, câu bị động,...

Bước 2: Áp dụng kiến thức ngữ pháp để tìm đáp án phù hợp.

  • Chuyển đổi cấu trúc câu: câu chủ động sang câu bị động, câu trực tiếp sang câu gián tiếp,...
  • Thay đổi từ ngữ: sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, thay đổi dạng động từ,...
  • Sử dụng các cấu trúc ngữ pháp khác: mệnh đề quan hệ, mệnh đề chỉ mục đích,...

Bước 3: Kiểm tra lại đáp án.

  • Đảm bảo câu viết lại có nghĩa tương đương với câu gốc.
  • Kiểm tra lỗi ngữ pháp, chính tả.

Một số cấu trúc câu thường được sử dụng để viết lại câu mang nghĩa không đổi bao gồm:

Câu chủ động - bị động.

  • Câu chủ động là câu văn có chủ ngữ là chủ thể thực hiện một hành động gì đó tác động vào một tân ngữ.

Cấu trúc câu chủ động:

S + V + O
  • Câu bị động là câu văn có chủ ngữ là tân ngữ trong câu chủ động; tân ngữ đó bị tác động bởi hành động của một chủ thể.

Cấu trúc câu bị động:

Subject + be + V-ed / V3 + by + someone…

Lưu ý: Động từ “be” sẽ thay đổi dựa vào thì của động từ trong câu chủ động. Nếu trong câu có sử dụng động từ khiếm khuyết (can, should, must,…) thì “be” giữ nguyên sau động từ khiếm khuyết đó.

Ví dụ

My father punished my brother for playing video games all the night (Bố tôi đã phạt em trai tôi vì chơi điện tử cả đêm)

=> My brother was punished by my father for playing video games all night. (Em trai tôi bị phạt bởi bố tôi vì chơi cả buổi tối)

Câu trực tiếp - gián tiếp.

  • Câu trực tiếp là câu nhắc lại chính xác từng từ của người nói.
  • Câu gián tiếp là câu diễn đạt lại ý của người nói mà không cần chính xác từng từ và không sử dụng các dấu ngoặc kép như trong câu trực tiếp.

Ví dụ

She said “I am sleeping when you knock the door”. (Cô ấy nói “Tôi đang ngủ thì bạn gõ cửa”.)

=> She said (that) she was sleeping when I knocked the door. (Cô ấy nói rằng cô ấy đang ngủ thì tôi gõ cửa.)

Lưu ý: Khi chuyển đổi từ câu trực tiếp (direct speech) sang câu tường thuật (reported speech), các động từ tường thuật thường thay đổi để phù hợp với ngữ cảnh trong câu tường thuật. Các thay đổi này bao gồm thì, các đại từ, và những từ chỉ thời gian trong câu.

Về động từ:
Lời nói trực tiếpLời nói gián tiếp
present simplepast simple
present continuouspast continuous
present perfectpast perfect
past simplepast perfect
past continuouspast perfect continuous
am/is/are going towas/were going to
musthad to
can/may/shall/willcould/might/should/would
Về trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn, đại từ chỉ định:
Lời nói trực tiếpLời nói gián tiếp
todaythat day
tonightthat night
tomorrowthe next day / the following day
yesterdaythe day before / the previous day
next/on Thursdaythe next / the following Thursday
last Thursdaythe previous Thursday
the day after tomorrowtwo days later / in two days’ time
agobefore
nowthen
this/thesethat/those
herethere

Câu đảo ngữ.

Cấu trúc đảo ngữ (Inversion) là hình thức đảo ngược vị trí của trạng từ và trợ động từ lên đầu câu, đứng trước chủ ngữ.

Câu đảo ngữ thường được sử dụng với mục đích nhấn mạnh vào hành động, tính chất của chủ ngữ, đồng thời làm tăng tính biểu cảm của câu.

Các cấu trúc đảo ngữ dùng để viết lại câu thường gặp gồm:

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1, loại 2, loại 3:

  • Loại 1:
Should + S1 + (not) V(inf)/V-s/es , S2 + will/may/… + V(inf)
  • Loại 2:
Were + S1 + (not) O, S2 + would/might + V(inf)
Were + S1 + (not) to V(inf), S2 + would/might + V(inf)
  • Loại 3:
Had + S1 + (not) V3/V-ed, S2 + would + have + V3/V-ed

Đảo ngữ với so và such:

So + Adj / Adv + V + S + that + S + V
Such + V (to be) + N + that + S + V

Đảo ngữ với trạng từ chỉ tần suất: hardly / never / rarely / seldom …

Hardly / Never / Rarely / Seldom… + trợ động từ + S + V

Đảo ngữ với not only … but also …

Not only + trợ động từ + S + V, but + S + also + V

Ví dụ

  • Never have I listened to such a good song. (Chưa bao giờ tôi nghe một bài hát hay như thế.)
  • Hardly does she stay up late. (Cô ấy hiếm khi thức khuya.)

Câu điều kiện.

Câu điều kiện (Conditional sentences) là dạng câu sử dụng để diễn tả một giả thiết về một sự việc có thể xảy ra khi có một điều kiện cụ thể nào đó xảy ra.

Một câu điều kiện thường có cấu trúc gồm hai mệnh đề:

  • Mệnh đề “if” - mô tả tình huống có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
  • Mệnh đề còn lại được gọi là “mệnh đề chính” – thể hiện kết quả kéo theo.

Trong dạng bài tìm câu gần nghĩa trong đề thi THPTQG, một số điều thí sinh cần lưu ý để nắm chắc điểm cho phần này:

  • Ta sử dụng câu điều kiện loại 0 để diễn đạt một sự thật hiển nhiên, một chân lý.
  • Ta sử dụng câu điều kiện loại 1 để diễn đạt sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
  • Ta sử dụng câu điều kiện loại 2 để diễn đạt sự việc không có thật, không thể xảy ra, giả định kết quả nếu có thể xảy ra.
  • Ta sử dụng câu điều kiện loại 3 để diễn đạt sự việc đã không xảy ra trong quá khứ.

Ví dụ

You should not buy this dress.

→ If I were you, I wouldn’t buy this dress. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không mua cái váy ấy.)

Động từ khiếm khuyết (Modal verbs).

Câu đồng nghĩa còn có thể được viết lại bằng cách sử dụng các động từ khiếm khuyết.

Các dấu hiệu, từ vựng nhận biết như sau:

  • Ta sử dụng must (phải làm gì) khi đề bài từ chỉ sự bắt buộc như: compulsory, obligatory, obligation, mandatory, required, imperative,…
  • Ta sử dụng should had better (nên làm gì) khi đề bài có từ chỉ sự khuyên nhủ: advise, recommend, suggest, advisable,…
  • Ta sử dụng may, might (có lẽ), can, could (có thể) khi đề bài có những từ khả năng: able, capable,…

Ví dụ

It is possible that Minh will go on a picnic with us. (Có thể Minh sẽ đi picnic với chúng ta.)

→ Minh may go on a picnic with us. (Minh có thể đi picnic với chúng ta.)

Bài tập áp dụng.

(Trích đề thi vào 10 môn tiếng Anh TP Hà Nội năm 2022 - mã 001) Mark the letter A, B, C, or D to indicate the sentence that is CLOSEST in meaning to the original sentence in each of the following questions.

Question 33: We decided to leave early in order to avoid traffic jams.

A. We decided to leave early but we can avoid traffic jams.
B. We decided leaving early therefore we can avoid traffic jams.
C. We decided to leave early so that we could avoid traffic jams.
D. We decided leaving early so that to avoid traffic jams.

Question 34: "Can you help me with the homework, Eric?" asked Laura.

A. Laura asked Eric if he can help her with the homework.
B. Laura asked Eric if he helped her with the homework.
C. Laura asked Eric if could help her with the homework.
D. Laura asked Eric if he could help her with the homework.

Question 35: This is the first time Tom has played badminton.

A. Tom has never played badminton before.
B. Tom had ever played badminton before.
C. Tom never have played badminton before.
D. Tom has ever played badminton before.

Question 36: My sister wrote a lot of articles last year.

A. A lot of articles were written by my sister last year.
B. A lot of articles have been written by my sister last year.
C. A lot of articles are written last year by my sister.
D. A lot of articles had been written by my sister last year.

Đáp án:

Question 33. C. We decided to leave early in order to avoid traffic jams.

Bước 1. Đọc đề và xác định đây là cấu trúc viết lại câu ghép với liên từ.

  • Chủ ngữ: “We”
  • Vị ngữ: “decided to leave early in order to avoid traffic jams.”
  • Liên từ: “In order to”

Bước 2. Ta có cấu trúc: “In order to do something = So that + clause, mang nghĩa “để/để mà” – nhằm thể hiện mục đích của một ai đó hoặc một điều gì đó.

Dịch:

Câu hỏi: Chúng tôi quyết định rời đi sớm để tránh tắc đường.

→ Đáp án C: Chúng tôi quyết định rời đi sớm để chúng tôi có thể tránh tắc đường.

Question 34. D. Laura asked Eric if he could help her with the homework.

Bước 1. Đọc đề và xác định đây là câu gián tiếp (Indirect speech) dạng trần thuật.

  • Chủ ngữ: “Laura”
  • Vị ngữ: “asked Eric I he could help her with the homework.”
  • Động từ trần thuật: “asked”

Bước 2. Áp dụng kiến thức ngữ pháp phần câu gián tiếp, ta cần lùi thì động từ khuyết thiếu từ hiện tại đơn “can” thành quá khứ hoàn thành “could”, đổi đại từ nhân xưng “me” thành “her”.

Dịch:

Câu hỏi: "Bạn có thể giúp tôi làm bài tập về được không, Eric?” - Laura hỏi.

→ Đáp án D: Laura hỏi rằng Eric có thể giúp cô ấy làm bài tập về nhà được không.

Question 35. A. Tom has never played badminton before.

Bước 1. Đọc đề và xác định đây kiến thức thuộc phạm vi thì hiện tại hoàn thành.

  • Chủ ngữ: “Tom”
  • Vị ngữ: “has played badminton”
  • Trạng ngữ: “This is the first time”

Bước 2. Áp dụng kiến thức ngữ pháp: Cấu trúc “This is the first time somebody has/have done something (Đây là lần đầu tiên ai đó làm gì) = somebody has/have never done something before (Ai đó chưa từng làm gì trước đấy)”

Dịch:

Câu hỏi: Đây là lần đầu tiên Tom chơi cầu lông.

→ Đáp án A: Tom chưa từng chơi cầu lông trước đó.

Question 36. A. A lot of articles were written by my sister last year.

Bước 1. Đọc đề và xác định đây kiến thức thuộc phạm câu bị động (Passive voice) trong thì quá khứ đơn.

  • Chủ thể tác động: “my sister”
  • Chủ thể bị tác động: “A lot of articles”
  • Động từ: “write”

Bước 2. Áp dụng kiến thức ngữ pháp chuyển từ câu chủ động qua câu bị động thì quá khứ đơn: Câu chủ động: “S + V2/ED + O” → câu bị động: “S + Tobe + V3/ED + O”

Dịch:

Câu hỏi: Chị tôi đã viết rất nhiều bài báo vào năm ngoái.

→ Đáp án A: Rất nhiều bài báo đã được chị tôi viết vào năm ngoái.