- Định nghĩa Câu điều kiện và câu ước?
- Câu điều kiện
- Câu ước với "wish"
Câu điều kiện
Câu điều kiện là gì?
Câu điều kiện (Conditional sentences) là dạng câu sử dụng để diễn tả một giả thiết về một sự việc có thể xảy ra khi có một điều kiện cụ thể nào đó xảy ra.
Một câu điều kiện thường có cấu trúc gồm hai mệnh đề:
- Mệnh đề “if” - mô tả tình huống có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
- Mệnh đề còn lại được gọi là “mệnh đề chính” – thể hiện kết quả kéo theo.
Ví dụ
- If the weather is beautiful, we will go picnic. (Nếu thời tiết đẹp, chúng tôi sẽ đi dã ngoại.)
Cách dùng và cấu trúc câu điều kiện.
Trong tiếng Anh có các loại câu điều kiện là: câu điều kiện loại 0, câu điều kiện loại 1, câu điều kiện loại 2, câu điều kiện loại 3 và câu điều kiện hỗn hợp.
Câu điều kiện loại 0 (Conditional type 0)
Cấu trúc:
If + S+ V(s/es) +…, S+ V(s/es) +…
Cách dùng: Chúng ta sử dụng điều kiện loại 0 để diễn tả những sự việc luôn luôn có thật ở hiện tại, là sự thật hiển nhiên trong cuộc sống.
Ví dụ
- If it rains, I go to school by bus. (Nếu trời mưa thì tôi đi học bằng xe buýt.)
- If you don’t water frequently, the plants die. (Nếu bạn không tưới thường xuyên thì cây chết.)
Câu điều kiện loại 1 (Conditional type 1)
Cấu trúc:
If + S+ V(s/es), S+ will/can/must + V(infinitive)
Cách dùng: Chúng ta sử dụng điều kiện loại 1 để nói về một tình huống thực tế ở hiện tại hoặc kết quả có thể xảy ra trong tương lai.
Ví dụ
- If they’re hungry, I’ll make some sandwiches. (Nếu bạn đói, tôi sẽ làm sandwich cho bạn)._
- If she studies hard, she’ll pass the exam. (Nếu cô ấy học chăm chỉ, cô ấy sẽ vượt qua kì thi).
Câu điều kiện loại 2 (Conditional type 2)
Cấu trúc:
If + S+ V2/V-ed, S+ would/could/… + V(infinitive)
Cách làm câu điều kiện loại 2 đúng là phải dùng thì quá khứ đơn ở mệnh đề if và động từ khiếm khuyết (modal auxiliary) ở mệnh đề chính. Các động từ khiếm khuyết thường dùng trong loại câu này như could, should, would, might.
Cách dùng: Chúng ta sử dụng câu điều kiện loại 2 để nói về một tình huống không có thật hoặc không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ
-
If I were rich, I’d spend all my time traveling. (Nếu tôi giàu, tôi sẽ dành thời gian để đi du lịch.)_ _[Thực tế là tôi không giàu nên không thể dành toàn bộ thời gian để đi du lịch].
-
If Linda studied harder, she would not fail the final exam. (Nếu Linda học chăm hơn, cô ấy đã không trượt kì thi cuối kì.)_ _[Trên thực tế, Linda đã không học chăm chỉ hơn và cô ấy đã trượt kì thi cuối kì].
Câu điều kiện loại 3 (Conditional type 3)
Cấu trúc:
If + S + had + V3/Ved, S + would/could/… + have + V3/Ved
Với câu điều kiện loại 3 trong tiếng Anh, chúng ta sử dụng thì quá khứ hoàn thành (had + quá khứ phân từ) ở mệnh đề if để diễn tả tình huống đáng lẽ phải xảy ra trong quá khứ.
Cách dùng: Chúng ta sử dụng câu điều kiện loại 3 để nói về những tình huống không thể xảy ra, tương tự câu điều kiện loại 2, nhưng xảy ra trong quá khứ. Chúng ta thường sử dụng loại câu này để diễn tả sự hối tiếc.
Ví dụ
-
If you hadn’t forgotten her birthday, she wouldn’t have been upset. (Nếu bạn không quên ngày sinh nhật của cô ấy thì cô ấy đã không buồn.)_ _[Trên thực tế là bạn đã quên và đã làm cho cô ấy buồn]
-
If they had booked earlier, they could have found better seats. (Nếu họ đặt sớm hơn thì họ đã có thể tìm được chỗ ngồi tốt hơn.)_ _[Trên thực tế là họ đã không đặt sớm và không có được chỗ ngồi tốt]
Câu điều kiện hỗn hợp (Conditional mixed types)
Cấu trúc:
If + S+ had + V3/Ved, S+ would/could/… + V(infinitive)
If + S+ V2/Ved, S+ would/could/… + have + V3/Ved
Cách dùng: Câu điều kiện hỗn hợp là loại câu được kết hợp từ các dạng câu điều kiện cơ bản (loại 2, loại 3). Câu điều kiện này thường được dùng để đưa ra các giả định không có thật khiến cho các hệ quả ở hiện tại và quá khứ có sự thay đổi
Ví dụ
- If I had worked harder at school, I would have a better job now. (Nếu tôi học chăm chỉ hơn ở trường thì bây giờ tôi đã có công việc tốt hơn.)
- If I had known, I would have come to the event. (Nếu tôi biết thì tôi đã đến sự kiện này rồi)
Câu ước với "wish"
Câu ước là gì?
Câu ước (Wishes) là câu thể hiện mong muốn, mong ước về một việc nào đó sẽ xảy ra hoặc không xảy ra ở quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ví dụ
- I wish that we could eat sushi for lunch. (Tôi ước rằng chúng ta có thể ăn sushi vào bữa trưa.)
Cách dùng và cấu trúc câu ước.
Ước ở quá khứ (Wishes about the past)
Cấu trúc:
Khẳng định:
S + wish(es) + (that) + S + had + V3
Phủ định:
S + wish(es) + (that) + S + had not + V3
Cách dùng: Câu ước ở quá khứ thường để diễn tả mong muốn và nuối tiếc về một sự việc không có thật ở quá khứ hoặc giả định một điều gì đó ngược lại với những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Lưu ý:
Động từ ở mệnh đề đứng sau Wish được chia ở thì quá khứ hoàn thành. Cấu trúc: S + wish + the past perfect là cấu trúc dùng để diễn đạt một mong muốn trong quá khứ.
Ví dụ
- My wishes she had gone to school yesterday (My ước rằng cô ấy đã đi học ngày hôm qua.)
- I wish I hadn’t failed my exam last year. (Tôi ước gì mình đã không thi trượt năm ngoái.)
Ước ở hiện tại (Wishes about the present)
Cấu trúc:
Khẳng định:
S + wish(es) + (that) + S + V(quá khứ)
Phủ định:
S + wish(es) + (that) + S + not + V(quá khứ)
Cách dùng: Câu ước ở hiện tại thường dùng để diễn tả về những mong ước không có thật trong hiện tại hoặc giả định một điều ngược lại so với thực tế. Chúng ta dùng câu ước ở hiện tại để ước về những điều không có thật ở hiện tại và thường thể hiện sự nuối tiếc với tình huống hiện tại.
Động từ mệnh đề sau Wish sẽ được chia ở thì quá khứ đơn. “Be” là động từ được sử dụng dưới dạng giả định cách, tức là ta chia Be = Were với tất cả các chủ ngữ.
Ví dụ
- She wishes she were the most beautiful girl in the world. (Cô ấy ước cô ấy là cô gái xinh đẹp nhất thế giới.)
- We wish that we didn’t have to go to school today. (Chúng tôi ước rằng chúng tôi không phải đến trường ngày hôm nay.)
Ước ở tương lai (Wishes about the future)
Cấu trúc:
Khẳng định:
S + wish(es) + (that) + S + would/could + V
Phủ định:
S + wish(es) + (that) + S + would/could + not + V
Cách dùng: Cấu trúc ước với wish ở tương lai thể hiện những điều mong muốn tốt đẹp hơn sẽ xảy ra trong thời gian sắp tới.
Ví dụ
- I wish that my mother wouldn’t be busy tomorrow. (Tôi ước ngày mai mẹ của tôi không bận.)
- Jim wishes he could fly to the Moon. (Jim ước mình có thể bay lên Mặt Trăng.)
Bài tập áp dụng
Exercise 1: Viết dạng đúng của động từ ở trong ngoặc.
- We wish we (not/have)____ a test today.
- I wish these exercises (not be)____ so difficult.
- I wish we (live)____ near Da Nang beach.
- Do you ever wish you (can play)____ piano?
- I wish I (not fail)____ the Maths test yesterday.
- I wish we (not have to)____wear uniforms to school.
Đáp án:
- didn’t have
- wouldn’t be
- lived
- could play
- hadn’t failed
- didn’t have to
Tạm dịch:
- Chúng tôi ước gì hôm nay chúng tôi không có bài kiểm tra.
- Tôi ước gì những bài tập này không quá khó.
- Tôi ước chúng tôi sống gần bãi biển Đà Nẵng.
- Bạn có bao giờ ước mình có thể chơi piano không?
- Tôi ước gì hôm qua tôi đã không trượt bài kiểm tra Toán.
- Tôi ước chúng ta không phải mặc đồng phục đến trường.
Exercise 2: Chọn đáp án đúng nhất.
-
I wish I **____** you some money for your rent, but I’m broke myself.
A. can lend
B. would lend
C. could lend
D. will lend -
I wish I **____** people with the same interests.
A. meet
B. can meet
C. could meet
D. will meet -
We all **____** it were the weekend tomorrow.
A. think
B. hope
C. want
D. wish -
Would you mind if I **____** the window?
A. closed
B. closing
C. had closed
D. would close -
If you had tried your best, you **____** disappointed about the result now.
A. won’t be
B. wouldn’t be
C. wouldn’t have
D. wouldn’t have been
Đáp án:
- C
- C
- D
- A
- B
Tạm dịch:
- Tôi ước gì có thể cho bạn mượn một ít tiền để trả tiền thuê nhà, nhưng bản thân tôi cũng cạn túi.
- Ước gì tôi có thể gặp được những người có cùng sở thích.
- Tất cả chúng ta đều ước ngày mai là cuối tuần.
- Bạn có phiền nếu tôi đóng cửa sổ lại không?
- Nếu bạn đã cố gắng hết sức thì bạn sẽ không phải thất vọng về kết quả bây giờ.